Tường thuật: Mất ngủ, stress ở phụ nữ có thai và cho con bú

Làm mẹ - 05/10/2024

Chuyên gia, bác sỹ đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề mất ngủ, stress ở bà bầu cũng như thai phụ và sự ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Buổi tư vấn có sự tham gia của 2 chuyên gia PGS.TS Bùi Quang Huy - Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 và bác sĩ Hoàng Thúy Hải - Chuyên gia tư vấn sức khỏe giới tính của chương trình Cửa sổ tình yêu (VOV2 - Đài Tiếng nói Việt Nam).

Video tư vấn (Phần 1)

MC: Thống kê cho thấy cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 7 người bị mất ngủ. Thưa bác sỹ tại sao tỷ lệ mất ngủ lại cao như vậy? Điều này gây nên những hậu quả gì?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Khái niệm mất ngủ: Là ngủ ít hơn bình thường 2h mỗi ngày, 2 lần mỗi tuần. Mang thai là gánh nặng cho người phụ nữ, biến động nội tiết khi mang thai gây ra mất ngủ. Phụ nữ thai kì những tháng cuối hoặc mới sinh em bé bị mất ngủ là tương đối phổ biến.

Bác sỹ Hoàng Thúy Hải: Về thực tế, khi phụ nữ có thai, giai đoạn đầu thai kì, cơ thể chưa thích nghi sự thay đổi lớn, làm ảnh hưởng sinh lí. Cuối thai kì, thai nhi gây ra nhiều khó chịu cho người mẹ... Tất cả những yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể tác động và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi mẹ chưa hồi phục sức khỏe, em bé thay đổi môi trường, dễ khó chịu... người mẹ chịu tác động và sang chấn tâm lí nhiều nhất: lo sợ, căng thẳng... làm tình trạng mất ngủ tăng lên.

Kim Ngân (Khu TT Trung Tự, Hà Nội): Thưa chuyên gia, tôi đang mang thai tháng thứ 8. Khoảng hơn 1 tháng trước, nhà xảy ra nhiều chuyện, khiến tôi luôn ở trong trạng thái vô cùng căng thẳng, nhiều đêm còn thức trắng. Bác sĩ cho hỏi liệu con tôi có bị làm sao không và tôi phải làm thế nào?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Mất ngủ là hiện tượng phổ biến ở tháng cuối thai kì, nhưng nếu có dấu hiệu sau, bạn cần đi khám sớm:

- Mất ngủ diễn ra hàng ngày, kéo dài quá 2 tuần

- Hay than phiền, mệt mỏi, cáu gắt.

- Nếu kéo dài trên 2 tuần, có thể bạn rơi vào trạng thái trầm cảm.

Tuy nhiên, em bé bị ảnh hưởng rất ít bởi tình trạng mất ngủ của người mẹ.

Thu Hà (TP Vinh, Nghệ An): Bác sỹ thăm khám cho tôi cho biết, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày trong tháng cuối của thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc thời gian lâm bồn kéo dài hơn và trẻ sơ sinh dễ bị thiếu máu hơn các thai phụ ngủ được 7 tiếng hoặc hơn mỗi ngày. Tôi đã xin nghỉ việc cơ quan, đã thôi không làm chuyện ấy với chồng để tôi có thể ngủ nhiều hơn nhưng ở nhà tù túng, tôi càng không ngủ được. Gần đây, mỗi ngày tôi chỉ ngủ được 4-5 tiếng. Chỉ còn 1 tháng nữa là sinh, tôi phải làm sao bây giờ?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Theo quy luật các bà mẹ mang thai, tháng cuối ngủ 4-5 tiếng không phải quá ít. Nghỉ việc cơ quan hay không quan hệ với chồng... là do quyết định của bạn. Tuy nhiên, việc đó không làm cho giấc ngủ tốt hơn. Đôi khi nhàn rỗi quá cũng sinh ra lo lắng. Tháng cuối thai kì, em bé hay đạp thì không mẹ nào ngủ được 6-7 tiếng đâu. Bạn nên yên tâm!

Trần Thị Hương Lan (Nam Trực, Nam Định): Sau khi sinh, em mất ngủ liên miên vì mỗi khi chợp mắt lại sợ ngủ quên, nhỡ cháu bị làm sao (cháu không được khỏe lắm). Nhà em neo người, bố cháu bận công việc kiếm sống, cháu lại là cháu đầu nên lo quá. Em bị gầy rộc còn 40kg. Gần đây chồng em phàn nàn em bỗng dưng nói nhiều, lúc nào cũng cáu bẳn, cái gì cũng khiến em nổi xung lên. Em bị làm sao và phải làm sao bây giờ, thưa bác sỹ?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Triệu chứng bạn kể rất giống với dấu hiệu trầm cảm sau sinh: mệt mỏi, lo lắng, cáu bẳn, chán nản, hoảng sợ, bồn chồn... Tuy nhiên bạn đừng nghĩ do gia đình neo người, đó chỉ là do thay đổi nội tiết sau sinh. Bạn nên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm theo đơn thuốc của bác sĩ, không ảnh hưởng đến sữa cho bé bú. Thuốc có thể giúp bạn ăn ngon miệng, ngủ ngon, tăng cân, và chăm sóc em bé tốt hơn.

Tường thuật: Mất ngủ, stress ở phụ nữ có thai và cho con bú

Bác sĩ Hoàng Thúy Hải - Chuyên gia tư vấn sức khỏe giới tính của chương trình Cửa sổ tình yêu (bên trái)PGS.TS Bùi Quang Huy - Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (bên phải).

Bác sỹ Hoàng Thúy Hải: Với những trường hợp này, thai phụ thường lo rất nhiều thứ: Liệu bé có khỏe mạnh không, sinh có được mẹ tròn con vuông không, tai nạn khi cho con bú hay không... Vấn đề chính là chất lượng giấc ngủ chứ không phải thời gian ngủ ít hay nhiều. Phụ nữ cuối thai kì được làm công việc nhẹ nhàng hơn để người mẹ có thời gian nghỉ ngơi, lao động phù hợp thể trạng. Các mẹ cũng đừng kiêng tuyệt đối chuyện quan hệ vợ chồng. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve giúp cơ thể mẹ được thư giãn, thoải mái. Tôi muốn nhấn mạnh sự hỗ trợ của người thân. Nếu người thân trong gia đình không thể giúp đỡ, thì vai trò của người chồng là rất quan trọng. Chồng nên tranh thủ thời gian chia sẻ với vợ trong việc chăm sóc con. Giấc ngủ là thời gian cơ thể được hồi phục. Nếu thời gian ngủ bị gián đoạn thì người mẹ sẽ rất mệt mỏi.

Nguyễn Thị Huế (Củ Chi, TP HCM): Em ăn nhiều hải sản và trái cây nhưng thai nhi vẫn nhỏ, chứng mất ngủ không giảm. Gần đây em được mách nên sử dụng Soki-tium để giảm stress, mất ngủ? Xin bác sỹ cho em lời khuyên?

Bác sỹ Hoàng Thúy Hải: Đối với phụ nữ trong suốt thai kì, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển của thai nhi. Nếu không phù hợp với sự hấp thu của cơ thể có thể gây phản tác dụng. Nên theo sự tư vấn của bác sĩ. Sản phẩm Soki-tium hỗ trợ những vấn đề liên quan đến giấc ngủ, có tác dụng giảm stress, căng thẳng, đỡ bị kích thích, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Trong Soki-tium có các thành phần: Lactium và Colostrum. Lactium là 1 chuỗi decapeptit được thủy phân từ protein casein. Lactium tác động tới cơ thể chủ yếu ở não bộ. Giúp con người có cảm giác thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên. Colostrum là một loại sữa non hay còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống. Đó là một dạng vật chất có màu vàng, đặc, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con. Colostrum giàu đạm, vitamin và đặc biệt là rất giàu các kháng thể tự nhiên giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng trong giai đoạn mang thai.

Video tư vấn (P2)

Hoài Thương (email: Thuonghoaile@gmail.com): Con em mới sinh được 2 tháng, từ lúc sinh ra cháu thường xuyên quấy khóc rất nhiều vào đêm, bé ngủ ít và chậm lớn. Em đã thử đủ mọi mẹo dân gian, trên mạng giúp bé ngủ ngon mà không thành công. Chồng em vì thức đêm trông con cùng vợ thành ra ban ngày đi làm mệt mỏi rồi không hoàn thành công việc tốt. Vì tình trạng này diễn ra lâu cũng khiến cả em và chồng cũng mệt mỏi, stress, cãi cọ rất nhiều lần.

BS Hoàng Thúy Hải: Đáng lẽ sau sinh mẹ tròn con vuông, em bé phải là niềm vui cho rất nhiều gia đình, nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều cặp vợ chồng stress, nhiều gia đình đảo lộn cuộc sống vì giấc ngủ của trẻ. Do thay đổi môi trường, nhiều đứa trẻ khó tính từ bé, nhiều trẻ khóc dạ đề tới 3 tháng mới hết. Nếu có điều kiện, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bạn nên kiểm tra sức khỏe toàn diện của trẻ có vấn đề gì không. Ngoài ra kiểm tra những yếu tố xung quanh như tiếng ồn, môi trường, ánh sáng... Ngoài ra, ban ngày tăng cường chơi với trẻ để tăng tính giao tiếp, hạn chế cho trẻ ngủ ngày để buổi tối trẻ ngủ được nhiều hơn.

PGS.TS Bùi Quang Huy: Nhiều khi nên cho cháu phơi nắng, chọn lúc sáng sớm tốt hơn, ánh nắng ít tia tử ngoại. Mùa này khoảng 7h sáng là vừa, bố mẹ đi ăn sáng kết hợp phơi nắng cho con, bổ sung vitamin D thì buổi tối trẻ ngủ ngon hơn nhiều.

Tường thuật: Mất ngủ, stress ở phụ nữ có thai và cho con bú

MC: Vâng, việc chăm sóc trẻ không hề là dễ dàng, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Sự khó khăn vất vả đó khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa rơi vào trạng thái trầm cảm. Hẳn quý vị và các bạn còn nhớ sự việc đau xót xảy ra đầu năm 2016, 1 phụ nữ ở P Trung Hòa, Cầu Giấy đã sát hại con trai 3 tháng tuổi rồi tự tử (nhưng không thành) do trầm cảm. TS. BS. Lê Thị Thu Hà, BV Từ Dũ, cho biết phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh, ở trường hợp nặng có thể có ý nghĩ hay hành vi tự tử với tỷ lệ lên tới 41,2%. Đó thực sự là một con số vô cùng đáng sợ. Vậy nguyên nhân và làm sao để nhận biết dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này?

PGS.TS. Bùi Quang Huy: Trầm cảm sau sinh tức là triệu chứng trầm cảm xuất hiện sau khi đẻ 1 tháng. Tình trạng này nguy hiểm ở chỗ, triệu chứng muốn tự tử và giết em bé vô cùng phổ biến. Người ta có thể lên án, có thể cảm thông nhưng ở các thành phố lớn như HN, TP HCM để xảy ra tình trạng đó là rất đáng tiếc và hối hận.

Dấu hiệu nhận biết:

- Bà mẹ ngủ được rất ít, cả đêm cả ngày chỉ ngủ được khoảng 2-3 tiếng, rất khó đi vào giấc ngủ.

- Hay cáu bẳn không vì lí do gì.

- Mệt mỏi suốt ngày, kéo dài.

- Nói ra miệng những chuyện tiêu cực, bi quan, chán nản.

Người nhà chủ quan, cho rằng nói chơi, nói đùa nhưng tình trạng xảy ra mà không ai kịp ngăn chặn. Điều trị trầm cảm sau sinh rất đơn giản. Nên đến bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe sớm.

MC: Thưa Bác sỹ, thực tế tình trạng trầm cảm của phụ nữ sau sinh ở Khoa Tâm thần, bệnh viện 103 tăng giảm thế nào trong thời gian gần đây? Trường hợp đặc biệt nào khiến bác sỹ quan ngại? Gần đây nhiều bệnh nhân hơn do môi trường, tuyên truyền sức khỏe sinh sản.

PGS.TS. Bùi Quang Huy: Trầm cảm sau sinh rất nhiều, chiếm khoảng 30-40% tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Không có sự tăng giảm rõ rệt so với thời gian trước. Có thể do công tác tuyên truyền, và xã hội phát triển thì người ta để ý đến trầm cảm nhiều hơn nên có dấu hiệu giảm bệnh. Các trường hợp trầm cảm nhẹ như mệt mỏi, mất ngủ thì chỉ cần uống thuốc còn trường hợp có ý định tự tử nhất định phải điều trị nội trú. Theo tôi, vẫn nên cho con bú vì nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất, tạo sợi dây gắn kết tinh thần mẹ con.

MC: Có một số bà mẹ băn khoăn: Mất ngủ là nguyên nhân hay là kết quả của trầm cảm? Theo bác sỹ, nên điều trị mất ngủ hay trầm cảm trước?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Trầm cảm là bệnh. Mất ngủ là triệu chứng.

MC: Vậy trên thị trường đang có các loại thuốc, dưỡng chất nào giúp phòng tránh, điều trị chứng mất ngủ, trầm cảm, thưa bác sỹ?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Tình trạng này thường tự khỏi tử 3-6 tháng nhưng vấn đề là các bà mẹ có chịu được và vượt qua được hay không. Không nhất thiết phải dùng ngay thuốc chống trầm cảm, có thể dùng các thuốc hỗ trợ tinh thần. Soki-tium có thể dùng cho cả mẹ và bé, giúp con người có cảm giác thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể xông hơi, tẩm quất, châm cứu... là những liệu pháp đơn giản giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Bác sỹ Hoàng Thúy Hải: Vai trò của người thân trong gia đình với phụ nữ sau sinh. Nếu trước đây là một người hướng ngoại thì sự thay đổi này có thể nhận ra ngay. Nếu trước khi sinh là một phụ nữ hướng nội thì việc phát hiện triệu chứng càng sớm càng tốt, giúp điều trị hiệu quả cao. Bản thân người mẹ ít khi thừa nhận việc đó, khó phát hiện ra nhưng đó chính là bệnh lí thực thể. Cần điều trị sớm, ngăn chặn được những hành vi tiêu cực. Nếu chỉ rối loạn về giấc ngủ, có thể dùng sản phẩm. Trường hợp nặng hơn cần đến bác sĩ thăm khám sớm, điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị mà phải tuân thủ phác đồ điều trị và đơn thuốc do bác sĩ chỉ định.

Video tư vấn (Phần 3)

MC: Thế còn lợi ích của sữa non đối với trẻ thì sao ạ? Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ được bú sữa non sẽ giúp giảm 22% nguy cơ tử vong sơ sinh. Thực chất tác dụng của loại sữa này, theo BS. Hoàng Thúy Hải là như thế nào ạ?

Bác sỹ Hoàng Thúy Hải: Sữa non thường xuất hiện trong 72h sau sinh. Trong trường hợp trẻ không có điều kiện ở gần mẹ, mẹ nên vắt sữa non cho trẻ vì lượng đạm cao hơn, giàu chất dinh dưỡng, cung cấp chất vi lượng, vitamin, chất khoáng... Sữa non giúp đường ruột của trẻ hoạt động tốt hơn, bảo vệ niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn, vi-rút bên ngoài...

MC: Phần lớn thai phụ và sản phụ thừa nhận mình bị mất ngủ, tức là trong khi chúng ta ngon giấc thì hàng ngày ở Việt Nam, hàng triệu phụ nữ đang mất ngủ. Việc mất ngủ kéo theo hàng loạt hệ lụy, thậm chí là hậu quả đáng tiếc. Thông qua các câu hỏi và tư vấn của 2 bác sỹ trong chương trình hôm nay, ở giác độ tâm thần học, bác sỹ Huy có lưu ý gì thêm đối với các thai phụ, sản phụ cũng như trẻ nhỏ ạ?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Giấc ngủ cần thiết với tất cả mọi người chứ không riêng gì thai phụ. Nhu cầu về ngủ đối với các bà mẹ sau sinh càng trở nên cần thiết hơn. Do đó những người chồng, ông bà... có thể chia sẻ với mẹ những việc nhỏ như thay tã, pha sữa cho trẻ bú bình, bế trẻ sau khi bú... Góc độ tâm lí, khi người đàn ông chia sẻ việc nhà tạo cho người phụ nữ cảm giác hạnh phúc, là nguồn động viên an ủi 'không mất tiền' mà cũng không mua được ở bên ngoài.

MC: Còn ở góc độ dinh dưỡng và sinh lý, xin mời bác sỹ Hải đưa ra các lời khuyên.

Bác sỹ Hoàng Thúy Hải: Khi người phụ nữ mang thai thực sự rất hạnh phúc nhưng cũng nhiều lo lắng. Khi sinh con ra cũng vậy. Nếu như trẻ ốm đau hay có vấn đề gì không được hoàn thiện thì sự vất vả còn tăng lên rất nhiều lần. Chế độ dinh dưỡng và sự quan tâm về tinh thần là nguồn động viên vô cùng quan trọng với thai phụ. Về dinh dưỡng, cũng không cần quá kiêng khem, nhưng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ chất dinh dưỡng (đạm, khoáng, vitamin...) ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Cần tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho mình, cho trẻ, không quá lệ thuộc vào internet. Lắng nghe cơ thể mình để tìm ra cái gì tốt nhất cho mình và cho con. Ăn uống thực phẩm lạ phải theo dõi xem có bị tác dụng phụ hay không. Ăn uống điều độ, không phải cứ thích món gì là ăn thật nhiều. Hơn tất cả là sự đồng cảm, chia sẻ của các thành viên trong gia đình.

Sản phẩm Soki-tium được sản xuất bới công ty CP dược phẩm PHARVINA

Với nguyên liệu tự nhiên được nhập khẩu từ châu Âu là Lactium và Colostrum – Soki Tium giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng mất ngủ, stress, giúp trẻ ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng  cho cơ thể mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ hay lệ thuộc vào sản phẩm.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ theo HOTLINE:

Công ty CP Dược phẩm PHARVINA
(0168) 54 00000 – (0168) 45 00000

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!