Hiện nay trên thị trường trà trộn rất nhiều loại rượu giả mà như thật, thật mà như giả khiến người tiêu dùng hết sức băn khoăn và lo lắng. Vậy làm thế nào để không bị tiền mất tật mang và nuốt đắng cay khi lỡ mua phải rượu giả? Sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu cho bạn các tuyệt chiêu để phân biệt rượu thật, giả chuẩn xác mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày.
Các cách phân biệt rượu thật, giả
Mức rượu trong chai
Thông thường, các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được sản xuất công nghiệp và đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, màu sắc của rượu cũng như mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Rượu giả được làm thủ công nên màu sắc và mức rượu bên trong chai thường không đều nhau.
Khi mua, nên quan sát vài chai rượu cùng nhãn hiệu, xếp thành dãy và cùng một góc ảnh sáng để nếu thấy chai nào có màu rượu và mức rượu khác biệt thì có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.
Kiểm tra nhãn
Đây là yếu tố quan trọng mà NTD nên quan tâm. Hầu hết các chai rượu giả đều sử dụng lại vỏ của chai rượu thật. Trong quá trình tẩy rửa, đóng chai, nhãn thật bị trầy xước hoặc bị bong ra chút ít. Vì vậy, người mua nên thận trọng với những lời giải thích “hàng bị xước trong quá trình vận chuyển”. Sự khác biệt lớn là nhãn giả không thể bắt chước được các kỹ thuật in đặc biệt của các hãng chính gốc.
Kiểm tra tem nhập khẩu, tem chống giả
Một số thương hiệu có sử dụng tem chống giả dưới dạng tem vỡ dán ở cổ chai, không thể bóc tách và rất dễ cho người tiêu dùng kiểm tra, nhận biết như Chivas, Martell, Royal Solute Salute... bằng cách: thấm nước lên tem hoặc dùng bút dạ, ánh đèn huỳnh quang chiếu vào tem trên cổ chai để nổi lên thương hiệu in chìm.
Kiểm tra bằng nước: Khi cho nước thấm lên 2 đầu tem, tên sản phẩm sẽ biến mất dần, khi khô tem sẽ trở lại trạng thái bình thường và nếu là rượu giả chữ sẽ biến mất.
- Kiểm tra bằng bút dạ quang: dùng bút dạ quang bôi lên phần màu trắng của tem sẽ thấy tên thương hiệu được in chìm hiện lên là rượu thật, rượu giả không thể làm được điều này.
- Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng đèn huỳnh quang, khi chiếu lên phần trắng của tem sẽ hiện lên tên thương hiệu với rượu thật. Nếu không có thì 100% đó là hàng giả.
Đối với những loại rượu nhập khẩu khác, bạn có thể phân biệt bằng cách nhìn vào tem của Bộ Công an dán trên nắp chai. Đây là loại tem vỡ, giống tem bảo hành thường được dán trên các thiết bị máy tính, điện tử... Còn tem rượu giả thường chỉ là giấy bóng in bình thường, có thể bóc ra dễ dàng mà không bị rách. Hình ảnh trên nắp chai rượu giả thường được in kéo lụa nên không sắc sảo bằng nắp thật; tem cũng không sắc sảo bằng tem thật...
Kiểm tra nắp/ nút
Thông thường, các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật...Tinh vi hơn, lỗi trên nắp/nút chai còn được che đậy bởi tem nhập khẩu hoặc tem chống giả.
Kiểm tra đáy chai
Có một số loại rượu được làm giả bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó, khi mua, nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua.
Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy, ví dụ chính giữa vòng tròn của những chữ “A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. NTD cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.
Nếu được tặng chai rượu ngoại thì trước khi đem ra sử dụng, nên thử bằng một trong các cách sau đây để tránh tác hại khi uống nhầm rượu giả:
Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra, nếu có hiện tượng đông đá thì có thể bị làm giả.
Thử nồng độ cồn
Bia rượu là nguyên nhân của 200 loại bệnh tật hiện nay nhiều người mắc phải
9 mối liên hệ thú vị giữa bàn chân và sức khỏe
9 dấu hiệu của cơ thể tiết lộ một người phụ nữ khỏe mạnh
Những ứng dụng điện thoại giúp mọi người cải thiện sức khỏe
Nâng mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi sốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.
Rượu giả khi uống không thấy mùi thơm, có vị hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng. Sau khi uống có thể bị đau đầu.
Rượu thường được chưng cất từ nho và được ngâm ủ lên men trong thùng gỗ sồi. Ngoài ra, rượu phải có độ sánh (người ta hay nói rượu có chân) và có mùi thơm của nho, của gỗ sồi, mật ong... Khi rót rượu vào ly chỉ cần lắc nhẹ ly rượu, mùi thơm được tỏa ra mùi vị rất đặc trưng và rượu vẫn còn bám nhẹ trên thành ly.
Màu sắc trong chai
Đây là một đặc điểm khó nhận biết và chỉ những người sành về rượu đó mới có thể áp dụng. Đó là khi quan sát một dãy chai rượu cùng một nhãn hiệu và cùng lô sản xuất ở cùng một góc ánh sáng chiếu vào, nếu thấy chai nào có màu sắc khác biệt so với những chai còn lại thì ta có thể nghi ngờ đó là hàng giả. Màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục... Tuy vậy, màu sắc khác biệt chưa hoàn toàn đủ yếu tố để khẳng định đó là giả.
Lời khuyên cho người tiêu dùng
Khi mua rượu
- Nên mua ở những cửa hàng uy tín
- Bạn cũng có thể nhờ người thân mua hộ từ nước bản địa mang về bởi hầu như tỉ lệ mua phải rượu giả chỉ chiếm 1%.
- Không nên chỉ vì ham rẻ vài trăm nghìn mà lại mua phải rượu giả.
- Hãy thực hiện kiểm tra chất lượng từng chai rượu theo cách phân biệt trong bài viết này, không nên hoàn toàn tin 100% vào người bán hàng.
- Thường các chai rượu giả hay được trà trộn trong các giỏ quà Tết, vì vậy, cần kiểm tra kỹ kẻo mất tiền mua lại mang tiếng khi biếu hàng giả.
Khi dùng rượu
- Không nên uống quá 300ml rượu mỗi ngày
- Không nên sử dụng rượu ngoại trước khi ăn
- Không nên uống rượu trước khi tắm
- Không nên uống quá nhiều trong mỗi cuộc vui vì dù là rượu giả hay thật cũng đều làm tổn hại đến sức khỏe
Hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình mình!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!