Uống cà phê dạo: Nên hay không?

Cần biết - 11/24/2024

Cà phê dạo thường có thêm các loại hạt rang cháy như ngô, đậu tương... làm tăng nguy cơ bị ung thư và ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Trào lưu uống cà phê dạo của dân văn phòng

Hiện nay 'trào lưu' uống cà phê dạo của dân văn phòng đang gây sốt tại Hà Nội. Trên các tuyến phố lớn của Hà Nội như Kim Mã, Đội Cấn, Giang Văn Minh, Giảng Võ… thật không khó để bắt gặp những người bán cà phê dạo, chủ yếu vào buổi sáng hoặc tầm xế chiều.

Cà phê dạo được dân văn phòng ưa chuộng bởi tính tiện lợi, nhanh chóng, chỉ cần một cuộc gọi hoặc bắt gặp ngay trên đường là có ngay ly cà phê như ý muốn. Chưa kể giá thành của những cốc cà phê này phải chăng, chỉ với 10.000 - 12.000 là đã thưởng thức được một cốc cà phê đen hoặc nâu, nóng hay lạnh tùy thích.

Tuy nhiên, việc uống cà phê dạo xuất hiện một bất cập lớn đó là chất lượng của cà phê không được kiểm soát. Thực tế là những người mua và sử dụng cà phê dạo đều không nắm rõ được thành phần và nguồn gốc cà phê mà họ đang dùng. Điều này có thể dẫn đến những nguy hại tiềm ẩn về mặt sức khỏe từ những loại cà phê bán dạo như hiện nay.

Uống cà phê dạo: Nên hay không?

Những 'quán' cà phê trên chiếc xe đạp đi khắp phố phường đang 'thu hút' nhiều người (Ảnh minh họa: Internet)

Những nguy hại tiềm ẩn từ việc uống cà phê dạo

Cà phê dạo tưởng chừng như là một vấn đề đơn giản, là nhu cầu sở thích của một bộ phận nhất định nhưng ít ai chú ý đến những ảnh hưởng, tác động mà loại cà phê này đem đến cho người dùng. Cùng tìm hiểu những nguy hại tiềm ẩn từ việc uống cà phê dạo ngay sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh:

Có khả năng gây ung thư:Hiện nay một số người bán thường trộn thêm các thành phần khác ngoài cà phê để làm giảm chi phí và tăng thêm mùi vị đậm đà cho thức uống này. Thông thường người ta sẽ trộn thêm ngô, đậu tương, gạo… rang cháy. Ngoài ra, họ còn sử dụng thêm hương liệu tạo mùi, chất phụ gia chứa nhiều hóa chất.

Khi bạn sử dụng những cà phê có chứa thêm những loại hạt bị rang cháy sẽ tạo ra các chất hóa học làm tăng nguy cơ ung thư như ung thư dạ dày, tụy, ruột… chưa kể các hóa chất độc hại tích tụ dần trong cơ thể gây nguy hại đến sức khỏe.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa:Nhiều người bận rộn thường lựa chọn mua cà phê dạo vào buổi sáng để nhằm làm đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn và chống đói, nếu không ăn sáng. Điều này vô tình đã tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Chất cafein chứa trong cà phê sẽ làm kích thích dạ dày, tăng sự tiết dịch dạ dày, không tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Chưa kể khi sử dụng cà phê dạo có hóa chất độc hại có thể làm tăng các phản ứng axít trong dạ dày khiến bạn cảm thấy khó tiêu, khó chịu, thậm chí là đau bụng.

Uống cà phê dạo: Nên hay không?

Nhưng không ai đảm bảo về chất lượng an toàn của loại cà phê này (Ảnh: Vietnamnet)

Bị dị ứng, mẩn ngứa:Đối với trường hợp cà phê bị pha thêm các chất phụ gia, hương liệu tạo mùi và các loại hạt khác nhau, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe thường có thể gây dị ứng cho người dùng. Nhiều trường hợp bị say cà phê, người bị mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Cách lựa chọn và sử dụng cà phê an toàn

Có thể nói chúng ta cần phải cẩn thận trong việc lựa chọn và sử dụng những cà phê dạo, tránh mua nhầm phải cà phê 'rởm', không nguyên chất mà chứa các chất độc hại cho cơ thể. Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, cách chế biến loại cà phê nào đó, trước khi quyết định sử dụng.

Bạn có thể căn cứ vào một số đặc điểm sau đây để phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê giả như cà phê ngon khi pha có màu nâu cánh gián, đẹp mắt trong khi cà phê dạo thường pha các chất khác có màu đen sậm độc hại. Cà phê thật có vị đắng dễ chịu, lưu lại hương vị lâu ở lưỡi, trong khi đó cà phê kém chất lượng có vị đắng gắt, mau hết vị…

Nếu bạn muốn uống cà phê nguyên chất, đảm bảo an toàn thì bạn nên chọn những cửa hàng cà phê có thương hiệu riêng, uy tín, được nhiều người sành cà phê chọn lựa để thưởng thức.

>> Xem thêm:

Thu trăm triệu đồng/tháng từ quán cà phê toilet

Infographic: Lợi ích bất ngờ từ tách cà phê

Cơ thể luôn mệt mỏi vì lạm dụng cà phê

Hiểm họa khó lường từ cà phê đối với nữ giới

Infographic: Cà phê giảm 33% nguy cơ tiểu đường

Hồng Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!