Vấn đề răng miệng ở người cao tuổi

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Người già có những đặc điểm riêng về bệnh tật, do đó vấn đề răng miệng ở tuổi già cũng có sự khác biệt so với độ tuổi trẻ hơn.

Người già có những đặc điểm riêng về bệnh tật, do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như những vấn đề răng miệng nói riêng cũng có sự khác biệt so với độ tuổi trẻ hơn.

Sự lão hoá tuổi già sẽ dẫn đến biến đổi về tâm sinh lý và bệnh lý trong cơ thể, đặc biệt là những vấn đề về răng miệng như: sâu răng, nha chu, niêm mạc miệng, tuyến nước bọt,…

Các vấn đề về răng miệng ở người cao uổi

Vàng răng

Đây là hiện tượng răng bắt đầu ngả màu khi già đi vì men răng mất dần, để lộ ngà răng bên trong.

Khô miệng

Khô miệng là vấn đề về răng miệng khác của người cao tuổi. Nước bọt có tác dụng giữ cho miệng luôn ướt, do đó tình trạng khô miệng sẽ tạo cảm giác thiếu nước bọt trong miệng. Nước miếng giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu, làm lành những cơn đau rát của miệng đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng miệng do vi khuẩn, virus và nấm gây ra trong miệng. Vì vậy, khô miệng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh có tên là hội chứng Sjogren, gây nổi mề đay, ngứa ngáy hay còn gọi là bệnh mô liên kết; làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, khó khăn khi nhai và nuốt.

Giảm vị giác

Giảm vị giác là một căn bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi mà nguyên nhân bắt nguồn từ tuổi tác hoặc những cơn bạo bệnh hay đơn giản chỉ do người già quá lạm dụng thuốc. Bệnh giảm vị giác làm cho người lớn tuổi không mất cảm giác ngon miệng cũng như thèm ăn, dẫn đến sự giảm sút sức khỏe.

Sâu răng

Sâu răng phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Nguyên nhân sâu răng chủ yếu là do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa tốt, khiến thức ăn bám vào gây sâu răng. Ở người cao tuổi, sâu răng còn có thể xuất phát từ chứng khô miệng tuổi già hoặc do tác dụng của một số thuốc điều trị các bệnh khác.

Bệnh nha chu

Đây thường là vấn đề người cao tuổi hay mắc phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nha chu như: các mảng bám thức ăn còn lại trong răng, sử dụng thuốc lá và răng giả kém chất lượng, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và một số bệnh như thiếu máu, ung thư và tiểu đường.

Rụng răng

Rụng răng cũng là hiện tượng thường thấy ở người lớn tuổi. Ngoài yếu tố lão hóa, việc bệnh nhân quyết định nhổ răng sớm khi chưa điều trị, bị tổn thương vùng miệng hoặc thiếu dinh dưỡng cũng là hậu quả của bệnh nha chu. Rụng răng làm giảm sức nhai trầm trọng, khiến cho hoạt động ăn uống khó khăn hơn và gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Xương hàm không đều

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng xương hàm không đồng đều ở người cao tuổi là do tình trạng rụng răng xảy ra thường xuyên nhưng người bệnh lại không có nhu cầu đi phục hình, để lâu ngày sẽ dẫn tới vấn đề tiêu xương. Đồng thời, các răng ở bên cạnh khoảng trống lâu ngày có xu hướng nghiêng và xô lấn về vị trí này, gây ra tình trạng răng lộn xộn và chen lấn nhau.

Sưng lợi sau khi mang răng giả

Viêm lợi khi mang răng giả là một trong những biến chứng đáng lo ngại gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của răng miệng. Viêm và sưng lợi được cho là yếu tố khởi phát dẫn tới viêm quanh răng, làm tiêu xương dẫn tới việc rụng răng hàng loạt.

Tưa miệng

Tưa miệng là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, người già yếu bị ốm đau lâu ngày hoặc vệ sinh răng miệng kém cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tưa miệng không phải là một bệnh nặng và không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chuyện ăn uống của người bệnh.

Lời khuyên từ nha sĩ

Dù mắc vấn đề răng miệng ở bất cứ độ tuổi nào thì chúng ta cũng nên đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa răng thường xuyên để loại bỏ các mảng bám gây sâu răng và giúp cải thiện các vấn đề răng miệng tốt hơn. Để duy trì sức khoẻ răng miệng, điều quan trọng là phải tuân theo những quy tắc sau:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng chứa thành phần florua;
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày;
  • Súc miệng sát trùng một hoặc hai lần một ngày;
  • Đi khám nha sĩ định kỳ để làm sạch răng miệng và kiểm tra tổng quát.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Răng nhạy cảm: triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
  • Bạn biết gì về chứng răng mọc lệch?
  • Biện pháp phòng bệnh răng miệng đơn giản và hiệu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!