Khi bị thương bạn thường chủ quan không vệ sinh vết thương thường xuyên dẫn đến vết thương bị lở loét, ra nước vàng dẫn đến vết thương lâu khỏi và có thể bị nhiễm trùng, nhất là khi bị chảy nước vàng ở vết thương. Vậy tại sao vết thương lại chảy nước vàng? Thông tin dưới đây của Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn những điều về vết thương.
Tại sao vết thương chảy nước vàng
Trường hợp 1
Vết thương bị chảy nước màu vàng, trong suốt kèm theo một chút dịch và máu. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bệnh nhân gặp vết thương sâu, chảy nhiều máu. Sau một thời gian, chúng sẽ khô lại, không còn xuất hiện nước hay dịch nữa. Bên cạnh đó, hiện tượng này thường đi kèm dấu hiệu ửng hồng hoặc đỏ quanh vết thương hoặc có cảm giác ẩm hay ngứa ngày. Đây là dấu hiệu bình thường của quá trình phục hồi vết thương, do đó, người bệnh không cần phải quá lo lắng mà nên bình tĩnh theo dõi biến chuyển của cơ thể. Nếu có các hiện tượng bất thường như đau, ngứa dữ dội hay sốt nhẹ nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được giúp đỡ.
Trường hợp 2
Trong tình huống này, vết thương thường chảy nước dưới dạng mủ màu vàng đục và có mùi hôi khó chịu. Đi kèm hiện tượng này là các cơn đau nhức tăng dần theo thời gian, vết thương có dấu hiệu sưng đỏ, đau rát rất khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có nguy cơ bị sốt cao. Đây là biểu hiện của tình trạng vết thương bị nhiễm trùng. Cần xem xét mức độ nặng nhẹ của vết thương để quyết định đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ hoặc tự chữa trị tại nhà.
Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng như thế nào?
Cách chăm sóc viết thương đang bị nhiễm trùng tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí của vết thương và khu vực vết thương ảnh hưởng tới. Bên cạnh đó sức khoẻ của người bệnh và thời gian bị thương cũng là một trong những điều cần lưu ý khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng:
Rửa sạch vết thương
Khi bị nhiễm trùng vết thương bạn nên rửa vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone...(có thể rửa vết thương với xà phòng nhưng chú ý nên chọn loại nhẹ nhàng, không bị kích ứng da khi sử dụng) .Khi rửa bạn có thể cắt mở một phần vết thương để rửa sạch.
Loại bỏ vi khuân, mô hoại tử
Trong xử lý vết thương bị nhiễm trùng thì việc loại bỏ những phần hoại tử vết thương là một trong những khâu quan trọng. Loại bỏ dịch mủ, vi khuẩn, mô hoại tử chính là loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Phương pháp thực hiện bằng các thủ thuật cắt bỏ phần hoại tử (có thể bằng phẫu thuật nếu vết phần hoại tử quá lớn và sâu.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương nặng.
Băng vết thương
Nếu bạn cảm thấy vết thương nhẹ thì không cần băng lại mà chỉ cần sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ vết thương và giúp vết thương nhanh lành, hoặc dùng băng keo cá nhân Urgo hay gạc mỏng bao phủ để tránh cọ xát. Đối với vết mổ, trong thời gian đầu nằm viện, bệnh nhân sẽ được thay tháo băng bởi các ý tá, bác sĩ, khi xuất viện về nhà có thể để vết mổ thoáng và sạch nhưng vẫn ngăn ngừa nhiễm trùng bằng màng sinh học Polyesteramide. Nếu vết thương nặng hơn, bạn nên dùng Nacurgo xịt lên trước khi quấn băng nhằm kích thích vết thương mau lành.
Khi bị nhiễm trùng vết thương thì nên kiêng ăn những gì?
Không nên ăn trứng
Như đã biết, trứng là loại thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và là thức ăn bổ dưỡng được khuyên ăn trong trường hợp bệnh nhân ốm yếu, và cần bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm để lại có sự trùng hợp giữa ăn trứng và để lại vết trắng hoặc loang lổ trên da (giống như vết lang ben). Vì vậy khi bị vết thương không nên ăn trứng trong giai đoạn liền da non để vùng da mới hình thành có màu trùng với vùng da xung quanh.
Mẹ đã biết dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ như thế nào là đúng?
Thai phụ sử dụng thuốc kháng sinh cảm cúm có nguy hiểm cho thai nhi không?
Các loại thuốc kháng sinh dùng cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
4 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi điều trị ho cho trẻ nhỏ
Điều trị ho gà dùng các bài thuốc dân gian hay kháng sinh là tốt nhất?
Thịt bò cũng là thức ăn nên kiêng
Thịt bò theo nghiên cứu chứa nhiều protein rất tốt cho cơ thể, nhưng tại sao khi bị thương lại kiêng ăn thịt bò? Theo kinh nghiệm của ông cha để lại có sự trùng hợp giữa ăn thịt bò và để lại chỗ bị thương có màu sậm hơn xung quanh hay còn gọi là sẹo thâm. Vì vậy khi bị vết thương hở bạn nên kiêng ăn thịt bò hay những thực phẩm được chế biến từ thịt bò nếu như bạn không muốn mình có một vết sẹo thâm.
Những thứ liên quan đên nếp và thịt gà
Đồ nếp và thịt gà là hai loại thực phẩm có tính nóng, khi bị vết thương hở ăn hai loại thực phẩm này làm cho vết thương có hiện tượng sưng, mưng mủ. Một khi vết thương đã mưng mủ thì rất dễ gây viêm nhiễm cho vết thương làm cho vết thương lâu lành và để lại sẹo trên da. Vì vậy để tránh sẹo trên da bạn nên kiêng ăn những món được chế biến từ hai loại thực phẩm này.
Rau muống
Như chúng ta biết thì rau muống là thực phẩm có tính mát, vị ngọt, ngoài ra theo đông y thì rau muống có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non. Tuy nhiên khi bị vết thương nên kiêng ăn rau muống, do rau muống kích thích sinh da non thái quá làm cho vết thương bị sẹo lồi. Cho nên, nếu bị vết thương hở và đang trong thời gian điều trị vết sẹo thì không nên ăn rau muống nếu như bạn không muốn có sẹo lồi.
Hải sản và đồ tanh
Đây có thể gọi là thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị vết thương hở lại không tốt cho vết thương chút nào. Bởi vì khi bạn ăn đồ tanh như hải sản sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương. Do vậy, nên kiêng ăn hải sản khi bị thương để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo.
Xem thêm:
- Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu?
- Sinh mổ nên ăn gì để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!