Vì một lý do nào đó khiến phôi thai hoặc thai nhi tự động tách ra khỏi cơ thể người mẹ và bị đẩy ra ngoài thì được gọi là sảy thai tự nhiên.
Nếu tình trạng này xảy ra trước 12 tuần thai thì gọi là sảy thai sớm. Xảy ra sau 13 tuần thì gọi là sẩy thai muộn.
Ngoài ra, nếu áp dụng phương pháp nạo thai để chấm dứt việc mang thai thì gọi là nạo phá thai.
Các nguyên nhân dẫn đến sảy thai
Do miễn dịch đào thải
Hệ miễn dịch của cơ thể người được thiết kế để tấn công các vật thể lạ xâm nhập nhằm bảo vệ sức khỏe của chủ thể. Bình thường, khi người mẹ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ hình thành chế độ bảo vệ thai nhi. Nhưng ở một số thai phụ, vì nguyên nhân nào đó mà hệ miễn dịch trội hơn nên vẫn hoạt động như cũ và cuối cùng là thai nhi bị đẩy ra ngoài.
Mang thai là niềm hạnh phúc lớn lao của người phụ nữ
Hiện nay với các trường hợp này, các bác sĩ đang thực hiện việc tạo hệ miễn dịch giả để thai phụ không sản sinh ra các kháng thể chống lại bào thai.
Do nội tiết tố
80% phụ nữ bị sảy thai lần 2 có hội chứng buồng chứng đa nang. Nguyên nhân của căn bệnh này là do lượng testosterone dư thừa và sự kích thích quá lớn của buồng trứng khiến sinh ra noãn non. Với các trường hợp này, cần có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ trước khi mang thai để tiến hành các xét nghiệm xem có bị rối loạn nội tiết, rụng trứng bất thường và điều trị kịp thời.
Do phôi thai
Vì một nguyên nhân nào đó mà tế bào sinh sản của người cha hoặc mẹ không khỏe mạnh. Mặc dù xuất hiện quá trình thụ thai nhưng phôi thai không phát triển thuận lợi và yếu dần rồi mất đi.
Một số trường hợp vì mẹ bầu nghén nặng dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng và sảy thai.
Ngoài ra, nhiễm sắc thể dị biệt không phù hợp với nhóm máu của người mẹ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai.
Cơ quan sinh sản nhiễm bệnh
Các bệnh lý về tử cung ở người mẹ như u xơ tử cung, vách tử cung, bệnh ở 2 góc tử cung, khuyết tật tử cung đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến sảy thai.
Nguyên nhân là do cổ tử cung bị giãn nở quá mức hoặc những tổn thương nặng khiến màng tử cung sớm rách dẫn tới sảy thai.
Bệnh lý toàn thân
Một số lý do khiến mẹ bầu mất con
Trong quá trình mang thai nhưng người mẹ lại mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính như sốt rét, thương hàn, viêm phổi… có thể khiến tử cung co hẹp gây ra sảy thai.
Các bệnh mãn tính như thiếu máu, suy tim cũng khiến thai nhi thiếu không khí, tử vong. Vì vậy, các bà mẹ vốn có bệnh lý đặc biệt cần nhận được chăm sóc đặc biệt trong thai kỳ mới đảm bảo an toàn cho tính mạng của sản phụ và thai nhi.
Chấn thương vùng bụng, phẫu thuật khi mang thai đều có nguy cơ khiến bạn mất em bé.
Quan hệ vợ chồng quá mức
Quan hệ tình dục trong thời gian người vợ mang thai hoàn toàn không gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, do chủ quan, thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe thai nhi và thai phụ mà nhiều cặp vợ chồng đã nếm mùi 'trái đắng'.
Khi tần suất quan hệ quá nhiều khiến kích thích khoang chậu của thai phụ sung huyết khiến tử cung thu hẹp gây ra sẩy thai.
Sảy thai tái phát
Nhiều nghiên cứu về sảy thai trong thời gian gần đây cho thấy thai phụ đã từng có tiền sử sảy thai từ 1 lần trở lên đều có nguy cơ cao bị tái phát lần nữa.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì theo tính toán của các nhà khoa học thì tỷ lệ những trường hợp này vẫn có 1 lần mang thai thành công sau 3 lần sảy thai là 60%.
Những phụ nữ bị sảy thai liên tiếp sẽ được xét nghiệm các vấn đề về dị tật tử cung, rối loạn nội tiết tố, rối loạn hệ miễn dịch…
Đặc biệt, những xét nghiệm tiên liệu được thực hiện trước khi những thai phụ này muốn tiếp tục có thai để phát hiện sớm những ai có thể bị sảy thai lần 2 bằng cách: trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nếu mức hoóc-môn LH quá cao trước cả khi rụng trứng thì bạn sẽ có nguy cơ bị sảy thai lần tiếp theo.
Chị em cần làm gì ở lần mang thai kế tiếp?
Đi khám thai định kỳ để hạn chế tối đa tình huống xấu xảy ra
Về dinh dưỡng
Theo lời khuyên của ThS. BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia): 'Những chị em đã từng sảy thai và đang có ý định mang thai trở lại nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt kẽm, DHA,... nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, chị em nên ăn trứng gà ta, vừa nhiều sắt, kẽm, DHA. Trứng gà ta cũng nhỏ nên sẽ ăn được nhiều. Không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn vì nó cũng không quá tốt cho bà bầu. Chú ý ăn nhiều trái cây, rau quả để bổ sung chất dinh dưỡng'.
Về tâm lý
Việc chuẩn bị sức khỏe và tâm lý cho lần mang thai tiếp sau khi chị em phải đối mặt với việc mất con là điều vô cùng quan trọng.
- Bạn không nên vội vàng có thai ngay sau khi vừa sẩy thai. Thời gian giãn cách cần thiết là từ 4-6 tháng trở lên, phụ thuộc vào sức khỏe phục hồi của người phụ nữ.
- Hai vợ chồng cần có sự đồng cảm, quan tâm để động viên nhau trong lần mang thai tiếp. Yếu tố tâm lý tinh thần có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự thành công trong lần đậu thai tiếp sau.
Kiến thức mang thai
- Người mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách khoa học, cẩn thận.
- Cả 2 vợ chồng nên tham gia các lớp học tiền sản, luyện tập sức khỏe từ đó giải phóng áp lực tinh thần về những mất mát đã qua và định hướng cho mình lối sống tích cực, lạc quan để chào đón một thiên thần mới.
>> Xem thêm: Lưu ý về sức khỏe sinh sản với phụ nữ sảy thai
Ảnh minh họa: Internet
Thanh Lê
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!