Bệnh hen suyễn là một bệnh hô hấp gặp ở cả trẻ em và người lớn, đồng thời bệnh hen ở trẻ em rất khó điều trị. Nghiên cứu gần đây cho thấy: 'Vi khuẩn tốt' có vai trò quan trọng để ngăn chặn bệnh. Còn chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến bệnh hen.
'Vi khuẩn tốt' có vai trò quan trọng ngăn chặn bệnh hen
Nhóm nghiên cứu có bài báo trên Tạp chí Science Translational Medicine phân tích hàng triệu vi khuẩn sinh sống ở cơ thể 319 trẻ em cho thấy: trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn nếu 4 loại vi khuẩn biến mất.
Vi khuẩn tốt Veillonella giúp trẻ em giảm bệnh hen suyễn
Theo nhà khoa học người Canada, bị phơi nhiễm 'vi khuẩn tốt' sớm trong cuộc sống có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn phát triển. Các chuyên gia cho biết: 'Vi khuẩn tốt ở thời điểm tốt' có thể là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh dị ứng và bệnh hen suyễn. Bình thường, trong cơ thể, các loại vi khuẩn, nấm và vi-rút có nhiều hơn các tế bào của người với tỷ lệ 10-1. Chúng hình thành nên 'hệ vi sinh cơ thể người' và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học British Columbia và Bệnh viện trẻ em tại Vancouver đã so sánh microbiome ở trẻ 3 tháng tuổi và 1 năm tuổi với nguy cơ bệnh hen ở 3 tuổi. Nếu trẻ em thiếu 4 loại vi khuẩn Faecalibacterium, Lachnospira, Veillonella và Rothia (Flvr) ở 3 tháng tuổi thì có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn ở 3 tuổi dựa vào các xét nghiệm thở khò khè và dị ứng da. TS. Stuart Turvey, một trong những nhà nghiên cứu cho biết: 'Tầm nhìn lâu dài hơn của chúng ta là trẻ sơ sinh có thể được bổ sung Flvr nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hen suyễn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta chưa sẵn sàng cho điều đó vì còn biết rất ít về vi khuẩn này nhưng tầm nhìn cơ bản của chúng ta trong tương lai là sẽ ngăn ngừa căn bệnh này'.
Một lời giải thích cho sự gia tăng bệnh hen suyễn và dị ứng là 'giả thuyết vệ sinh' cho rằng trẻ em không bao giờ bị phơi nhiễm với đủ loại vi khuẩn để đo độ chính xác của hệ thống miễn dịch nhằm biết sự khác biệt giữa bạn và thù. Việc sinh con bằng phương pháp mổ và trẻ không bú sữa mẹ - cả hai điều này sẽ hạn chế vi khuẩn được truyền cho trẻ sơ sinh. Các thuốc kháng sinh mà phụ nữ mang thai hay trẻ sơ sinh uống cũng có thể thay đổi quần thể vi sinh vật.
'Vi khuẩn tốt, thời điểm tốt'
Bác sĩ Benjamin Marsland của Trường Đại học Lausanne, Thụy Sĩ phát biểu trên BBC: 'Trong nhiều năm, phơi nhiễm với vi khuẩn sẽ liên kết bảo vệ chống lại bệnh hen suyễn, một ví dụ điển hình là lớn lên trong nông trại và uống sữa chưa tiệt trùng'. Ông cho biết thêm: 'Nghiên cứu mới này bổ sung sự cần thiết và hỗ trợ khái niệm mà có sự phát triển chắc chắn trong những tháng đầu đời, thực sự rất quan trọng để nhận biết các dấu hiệu tốt. Một nhân tố phổ biến ở tất cả các nghiên cứu cho đến nay là quần thể vi sinh vật, những đứa trẻ có những vi khuẩn tốt ở thời điểm tốt có thể là bước tốt nhất hướng tới ngăn ngừa bệnh hen suyễn và dị ứng'.
Bác sĩ Samantha Walker của Tổ chức từ thiện Bệnh hen suyễn Anh cho biết: 'Bệnh hen suyễn là một tình trạng phức tạp và nghiên cứu này cho thấy rằng sự cân bằng của vi khuẩn ở ruột trong cơ thể chúng ta ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và có thể đóng vai trò ở một số người bị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hơn cần được hỗ trợ để hiểu được những gì mà những phát hiện này cung cấp lời khuyên cho các bố mẹ, phát triển các biện pháp điều trị và cuối cùng là chữa bệnh'.
Chế độ ăn ảnh hưởng đến hen suyễn
Trái cây, rau và ngũ cốc có thể là một biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh hen suyễn theo các nghiên cứu ở động vật. Các thử nghiệm trên chuột cho thấy chế độ ăn có nhiều chất xơ có thể giảm viêm phổi, chất xơ bổ sung thay đổi các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ruột làm thay đổi hệ miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Lausanne - Thụy Sĩ cho rằng chế độ ăn có chất xơ nhiều và ít thay đổi các loại vi khuẩn sống trong ruột của chuột (vi khuẩn mà có thể hút chất xơ hòa tan, loại này có thể tìm thấy trong trái cây và rau quả) phát triển ở chế độ ăn có nhiều chất xơ và chúng lần lượt sản xuất axit béo chuỗi ngắn-một loại chất béo được hấp thụ vào máu. Theo các nhà khoa học, các axit béo này đóng vai trò như các tín hiệu đến hệ miễn dịch và giúp phổi chống kích ứng hơn. Trái lại, với khẩu phần ăn ít chất xơ thì chuột dễ bị bệnh hen suyễn. Các nhà nghiên cứu cho biết: 'Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều tài liệu về tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở các quốc gia phát triển và trùng khớp với sự gia tăng thay đổi trong chế độ ăn gồm có giảm lượng tiêu thụ chất xơ'.
BS. Ninh Hồng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!