Vì sao gia đình chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng phải dùng tới 2 chiếc tủ lạnh?

Điều cần biết - 11/24/2024

Là một bác sĩ khá bận rộn với công việc nhưng PGS.TS Trần Đình Toán vẫn tự đi chợ và có cách bảo quản thực phẩm rất riêng.

Vì sao gia đình chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng phải dùng tới 2 chiếc tủ lạnh?

Đi chợ tự chọn đồ ăn

Là một chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng lâm sàng PGS.TS.BS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng, Uỷ viên Hội đồng dinh dưỡng và thuốc Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương rất quan tâm tới sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn đam mê với công việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ông chia sẻ, công việc dù bận rộn tới đâu nhưng vẫn luôn dành thời gian đi chợ để tự tay chọn những thực phẩm cho bữa ăn của mình và gia đình.

PGS.TS Toán chia sẻ: 'Hiện nay, các cửa hàng tiện ích và siêu thị khá là nhiều nên người dân mua hàng ở đó sẽ yên tâm hơn là ở chợ cóc. Tuy nhiên, thói quen của người Việt Nam vẫn thích mua đồ ở chợ cóc, chợ truyền thống vì thuận tiện, mất ít thời gian gửi xe, xếp hàng thanh toán... Cá nhân tôi đi cả siêu thị và chợ truyền thống'.

Kinh nghiệm đi chợ của PGS.TS Toán thường không mua hải sản đông lạnh tại chợ truyền thống, chợ cóc. Vì các sản phẩm này không truy xuất được nguồn gốc, hạn sử dụng.

Vì sao gia đình chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng phải dùng tới 2 chiếc tủ lạnh?

Cách bảo quản thực phẩm sống - chín trong một chiếc tủ lạnh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thực phẩm ngoài chợ PGS.TS Toán thường mua là: rau, củ, quả, trứng, vì các loại đó thường tươi, ngon hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn các loại thực phẩm này an toàn thì cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định.

Muốn khoẻ phải đảm bảo tính an toàn

Theo quy luật tự nhiên, tuổi tác tăng lên thì con người ta cũng dễ mắc phải một số bệnh nào có cho dù là bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng…

Để duy trì sức khỏe tốt ngay cả khi có bệnh mãn tính,PGS.TS Toán thường không ăn quá no và phân chia khẩu phần ăn trong ngày hợp lý: 'Hãy ăn bữa sáng như ông hoàng, bữa trưa như người nhà giàu và bữa tối như một người hành khất'.

Trong một bữa ăn PGS.TS Toán luôn có gắng ăn đi dạng càng nhiều loại thực phẩm càng tốt. Vì vậy, ông không ăn bất cứ thứ gì quá nhiều ngay cả món ăn ưa thích.

'Tôi vẫn ăn uống được tốt nhưng tôi cũng phải hạn chế các món ăn khoái khẩu, dù thích thì cũng không ăn nhiều. Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và cố gắng tập thể dục hàng ngày', PGS.TS Toán nói.

Điều quan trọng thứ 3 trong ăn uống PGS.TS Toán rất quan tâm đó là bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn.

PGS.TS Toán cho biết: 'Tủ lạnh của người Việt Nam là rất bẩn, nhiều người có thói quen để vào tủ lạnh từ mớ rau chưa được sơ chế còn đất cát đến quả trứng còn dính nhiều phân (vịt, gà) cũng cứ thế để vào tủ.

Chưa kể tới thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín đều để chung vào cùng một ngăn tủ. Ít gia đình ngày nào cũng dọn vệ sinh tủ lạnh nên nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong tủ lạnh là rất lớn'.

Để khắc phục điều này PGS.TS Toán cho biết, nhà ông dùng hai tủ lạnh nhỏ chứa đồ riêng biệt, 1 đựng thức ăn chín, 1 đựng thức ăn sống. Thay vì chỉ dùng một tủ lạnh to có nhiều ngăn.

Nhờ cách bảo quản thực phẩm này ông cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng thực phẩm, nhờ đảm bảo được tính an toàn và hợp vệ sinh.

Cách bảo quản đồ trong tủ lạnh:

Thực phẩm tươi sống: Bắt buộc phải bảo quản trong điều kiện lạnh, thậm chí lạnh, đông (âm sâu), thời gian bảo quản tối đa từ 10-15 ngày.

Rau củ quả: Chỉ nên vệ sinh, sơ chế sạch, cho vào các loại bao bì phù hợp để ở ngăn mát (nhiệt độ dương).

Bánh kẹo, đường, rượu bia, bánh kẹo: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh.

Trứng: Lau sạch để trong tủ lạnh tối đa 30 ngày.

Đồ ăn nấu chín: Nên ăn hết sau khi đã chế biến. Nếu không ăn hết cho vào hộp đậy kín, trước khi ăn thì nên gia nhiệt lại (nấu chín). Đồ ăn thừa chỉ để trong vòng 5-6 giờ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!