Tuy nhiên, mặc dù đã bổ sung nhưng họ vẫn bị chẩn đoán là loãng xương.
Chị Hoàng Mai (Phú Nhuận) chia sẻ: 'Sau mỗi lần sinh nở và bắt đầu bước qua tuổi 40, tôi luôn có ý thức bổ sung canxi mỗi năm vài đợt, có uống cả Vitamin D theo hướng dẫn. Vậy nhưng gần đây khi thấy xương sống và chân hay mỏi, nhức, đi khám thì bác sỹ kết luận bị loãng xương khiến tôi rất hoang mang'.
PGS.TS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết, trường hợp bổ sung đủ canxi và Vitamin D mà vẫn bị loãng xương là khá phổ biến. Bởi họ không biết rằng chỉ bổ sung canxi thôi là chưa đủ, khi cơ thể thiếu hụt nội tiết tố hay còn gọi là estrogen thì việc tổng hợp canxi vào xương bị hạn chế cũng như sự lão hóa nhanh của hệ xương cũng sẽ dẫn đến việc loãng xương nhanh hơn.
Các bác sĩ cho biết, canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, vitamin D là chất vận chuyển giúp dẫn tối đa lượng canxi đến xương. Tuy nhiên, không nhiều phụ nữ biết rằng nội tiết tố nữ estrogen là hormone giúp canxi gắn chặt vào khung xương. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen thì dù có bổ sung bao nhiêu canxi và vitamin D cũng không thể cải thiện được mật độ xương.
Ảnh minh họa
Đó chính là nguyên nhân vì sao sau tuổi 30, sau sinh nở phụ nữ thường dễ mắc các bệnh xương khớp hơn so với phụ nữ trẻ. Và khi bước qua tuổi ngoài 40, ngoài 50 thì phụ nữ gần như phải chung sống với các bệnh xương khớp khó chịu của mình.
Ngoài loãng xương, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ trong giai đoạn này còn gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe phụ nữ. Làn da bị nám, sạm đen và nhăn nheo, chùng xuống. Chị em gặp nhiều rối loạn về tâm lý và sinh lý như khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ và trầm cảm, mất ham muốn tình dục...
Do vậy, bên cạnh việc bổ sung canxi và vitamin D đều đặn thì việc bù đắp lượng nội tiết tố nữ bị thiếu hụt được coi là yếu tố then chốt đối với việc phòng chống loãng xương.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!