Viêm hạch ở trẻ em là tình trạng xuất hiện những vết hạch nổi cục trên cơ thể trẻ nhỏ ở những bộ phận cổ, sau gáy, nách... khi trẻ bị ốm. Xuất hiện viêm hạch có thể chỉ là một biển hiện phản ứng với virus đang có trong cơ thể trẻ nhỏ khi bị ốm, nhưng cũng có thể những dấu hiệu báo trước cho những triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. CùngLily & WeCare tìm hiểu thêm về triệu chứng viêm hạch ở trẻ trong bài viết này nhé.
Viêm hạch ở trẻ em
Viêm hạch ở trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho, thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Hạch lympho đóng vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể, sản xuất bạch cầu và các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi trùng hoặc vi sinh vật... Khi các hạch lympho bị tấn công sẽ gây ra những tình trạng nhiễm trùng gây viêm phản ứng, nổi thành từng cục và là hiện tượng viêm hạch nhận thấy ở bên ngoài.
Hầu hết hạch sẽ tự lành sau thời gian hình thành kháng thể và lành bệnh, những trường hợp nặng hơn sẽ phải chữa bằng kháng sinh nhưng những vùng viêm hạch nguy hiểm thì cần được rạch để dẫn mủ ra ngoài.
Những trường hợp viêm hạch chúng ta thường hay gặp nhất là ở cổ, nách, bẹn.Viêm hạch ở trẻ em có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như viêm hạch cổ thường xuất hiện sau viêm nhiễm ở mũi, amidan , ổ răng, vòm họng, viêm hô hấp trên vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm.
Các loại viêm hạch
Viêm hạch có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể trẻ nhỏ, nhìn chung có thể phân ra 2 trường hợp viêm hạch chính:
- Viêm hạch do nhiễm khuẩn
- Viêm hạch do phản ứng
Những loại hạch lành tính thường gặp ở trẻ do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công hạch lympho sẽ mềm, chắc và nổi ở những bộ phận sau vành tai, cổ, gáy. Nhưng những trường hợp viêm hạch nguy hiểm sẽ kèm theo những biến chứng về bệnh lý, biểu hiện bệnh kéo dài, cần được khám và chuẩn đoán đúng cách.
Nguyên nhân gây viêm hạch ở trẻ
Viêm hạch xuất hiện là do tình trạng nhiễm khuẩn, xâm nhập của virus ở các vùng lân cận, chẳng hạn như khi xuất hiện viêm hạch ở cổ là do những vấn đề viêm nhiễm ở mũi, amidan, vòm họng, viêm hô hấp... xâm lấn đến khu vực hạch lympho xung quanh và lây nhiễm. Hoặc viêm hạch bẹn thì là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục.
Triệu chứng của viêm hạch
Những triệu chứngviêm hạch ở trẻmà cha mẹ cần chú ý
- Nhiệt độ cơ thể tăng, có thể dẫn đến sốt
- Thường thở nhanh
- Đau ngực, cảm giác đánh trống trong lồng ngực
Khi nào trẻ cần thăm khám ngay?
- Sốt cao trên 39 độ C
- Trẻ khó nuốt chất lỏng hoặc khó thở chứng tỏ có sự chèn ép đường thở
- Khi cha mẹ quan sát hạch thấy hạch to nhanh và căng bóng, biểu hiện sự sắp vỡ
Chăm sóc trẻ khi bị viêm hạch
Khi hạch vùng nào bị viêm sẽ xuất hiện một khối sưng, cứng, đau ở vùng đó và đôi khi kèm theo sốt. Khi trẻ bị viêm hạch cha mẹ cần cho bé tới khăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây viêm hạch.
Nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, một số nước trái cây có nhiều vitamin như cam, chanh cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không để khi tái khám dễ thảo luận với bác sĩ.
Trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị thông thường mà bệnh vẫn không thuyên giảm, nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị chính xác. Một số bệnh về máu làm xuất hiện hạch to như bệnh về bạch cầu. Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to, xuất huyết...
Đối với trường hợp viêm hạch do phản ứng thì chỉ cần dùng các loại kháng viêm, giảm đau và uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh, hạch sẽ tự động nhỏ dần lại.
Trong thời gian ốm bệnh và nổi hạch, cần cho trẻ uống nhiều nước, cũng như kết hợp các loại nước trái cây, nước ép giàu vitamin như cam, chanh để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Viêm hạch ở trẻ là một trong những biểu hiện thường gặp những khi trẻ cảm, sốt cao. Hầu hết các biểu hiện viêm hạch khá an toàn và có thể tự lành sau thời gian điều trị bằng thuốc và chăm sóc đúng cách. Tuy vậy cha mẹ cũng cần quan tâm đến trẻ để có thể ngăn chặn những nguy cơ hạch biến chứng bất ngờ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!