Viêm họng mủ là bệnh lý về đường hô hấp khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát họng, vướng ở họng như có dị vật bên trong, hơi thở có mùi,... Vậy để điều trị viêm họng mủ nên uống thuốc gì?
Bệnh viêm họng mủ là gì?
Viêm họng mủ là bệnh lý về đường hô hấp, nó xuất hiện do siêu vi tấn công mãnh liệt vào họng, gây nên các hiện tượng viêm nhiễm và xuất hiện mũ trong họng. Bệnh viêm mủ họng chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh khàn tiếng.
Bệnh có thể kéo dài trong trường hợp người bệnh có biểu hiện trên 2 tuần như:
Đau rát họng, khi nuốt và nói thấy vướng như có dị vật bên trong.
Xuất hiện các hiện tượng sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi và đau đầu.
Hơi thở có mùi hôi.
Khi quan sát bằng mắt thường thấy họng sưng to và đỏ. Ngoài ra còn xuất hiện những chấm mủ ở bên trên bề mặt của họng.
Con đường lây nhiễm của bệnh viêm họng mủ
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng mủ là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Vì thế bệnh có thể lây nhiễm sang người khác thông qua nước bọt, dịch mũi. Khi người bị viêm họng mủ ho sẽ mang virus phân tán trong không khí.
Lúc này bệnh sẽ bị lây nhiễm từ người bệnh sang người lành tính. Người bệnh lành tính khi tiếp xúc cùng một số đồ vật xung quanh của người bệnh có thể bị lây nhiễm như: bát, đũa, cốc hay khăn mặt,...
Biểu hiện của bệnh viêm họng mủ
Bạn hoàn toàn có thể phát hiện những biểu hiện của bệnh viêm họng mủ bằng mắt thường. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều không chú ý tới các biểu hiện bất thường này trong họng. Vì thế phần lớn những trường hợp phát hiện ra bệnh thì đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, việc điều trị trở nên khó khăn.
Bệnh viêm họng mủ có những biểu hiện như sau:
Ho khan
Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm họng mủ.
Biểu hiện này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, người bệnh có thể ho có đờm hoặc ho không có đờm. Những cơn ho này thường diễn ra liên tục vào ban đêm, người bệnh cần chú ý quan sát biểu hiện ho của mình bởi nó có thể nhầm lẫn với những bệnh khác.
Đau họng
Đau họng là một trong những biểu hiện tiếp theo của viêm họng mủ.
Các cơn đau họng phần lớn đều âm ỉ, không dữ dội. Với biểu hiện này, nó làm cho người bệnh cảm thấy uể oải. Khi xuất hiện biểu hiện này người bệnh có thể bị đau và tức họng ngay cả khi nuốt nước bọt.
Ngứa họng
Biểu hiện ngứa họng đồng nghĩa với việc trong khoang họng đã xuất hiện mủ. Những cơn ngứa và khó chịu trong cổ họng sẽ khiến người bênh phải khạc nhổ, tằng hắng. Khi người bệnh khạc ra sẽ thấy những hạt nhỏ có màu xanh hoặc trắng, mùi hôi khó ngửi.
Ngoài ra người bệnh còn có các biểu hiện như sốt, khàn giọng, chán ăn,...
Khi bị viêm họng mủ có nguy hiểm không?
Viêm họng mủ cần được phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Trường hợp, bệnh không được áp dụng điều trị kịp thời, phù hợp có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.
Những biến chứng của bệnh viêm họng mủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Biến chứng mà bệnh viêm họng mủ gây ra
Những biến chứng của viêm họng mủ tại chỗ là viêm tấy quanh họng, gây apxe, viêm tấy quanh amidan.
Biến chứng của bệnh viêm họng mủ gần là các virus, vi khuẩn sẽ lây lan sang những cơ quan khác như: tai, mũi, thanh quản, phổi. Từ đó gây nên những bệnh khác như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang.
Biến chứng viêm họng mủ xa là thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp. Đây là ba biến của bệnh mà ít người ngờ tới.
Viêm họng mủ uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh dành cho viêm họng
Sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin V: Loại thuốc này được dùng bằng đường uống, đây cũng là kháng sinh được dùng nhiều cho hầu hết các trường hợp viêm họng.
Sử dụng thuốc Amoxicillin: Đây là loại kháng sinh uống thay thế penicillin. Không giống như kháng sinh penicillin V, nó có thể uống trong khi ăn.
Thuốc Penicillin G benzathin A: Khi bị viêm họng, bạn chỉ cần sử dụng một liều tiêm bắp duy nhất. Thuốc này thường có thể sử dụng ở các bệnh nhân không thể dùng thuốc penicillin bằng cách uống hay không có khả năng để uống thuốc trong quá trình 10 ngày.
Sử dụng Erythromycin ethyl succinat – đây là thuốc kháng sinh thay thế uống phù hợp cho những người dị ứng với penicillin.
Đối với việc điều trị bằng thuốc kháng sinh uống, bạn phải hoàn thành quá trình uống thuốc 10 ngày. Thậm chí nếu những triệu chứng bị đẩy lùi sau 2 – 3 ngày, bạn phải tiếp tục uống thuốc để đảm bảo nhiễm trùng không quay trở lại. Ngoài ra để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh sốt thấp khớp cũng như bệnh thận.
Ngoài ra có thể điều trị bằng nước muối
Nước muối không những có khả năng làm sạch mà nó còn có tính sát khuẩn tự nhiên, giúp giảm sưng viêm và đau rát bởi căn bệnh viêm họng mủ mang lại.
Bạn cần chú ý là pha nước muối theo tỉ lệ vừa phải, tránh pha nước muối với nồng độ quá cao bởi nó có thể dẫn tới tình trạng kích ứng họng và làm viêm họng càng trở nên trầm trọng hơn. Dù uống thuốc bạn cũng nên sử dụng nước muối loãng.
Mẹ cần biết: Không uống thuốc tẩy giun khi cho con bú
Mẹ dùng thuốc hạ sốt khi đang cho con bú có an toàn?
Bạn có biết kẹo ngậm ho là thuốc gì?
Cha mẹ thường mắc sai lầm gì khi cho trẻ uống si-rô ho?
1 nhúm muối, trị đến 10 bệnh: Lý do chúng ta nên có sẵn trong nhà
Trị viêm họng mủ với mật ong
Mật ong không những là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nó còn là vị thuốc “vàng” trong đông y với tác dụng sát khuẩn tự nhiên, chống viêm, kháng sinh. Khi uống một thìa mật ong hay hòa với nước ấm sẽ giúp bổ sung Vitamin, tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh cảm giác khó chịu bởi chứng bệnh viêm họng gây nên.
Bạn có thể áp dụng điều trị bệnh viêm họng mủ với mật ong và gừng, mật ong với chanh,... để có tác dụng tốt nhất cho họng.
Trên đây là các thông tin về bệnh viêm họng mủ. Để điều trị bệnh bạn cần tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám, kê đơn và sử dụng thuốc đúng cách. Ngoài ra bạn hãy kết hợp sử dụng nước muối loãng và mật ong giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng hiệu quả.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng mưng mủ bạn nên biết
- Bị viêm họng có nên uống nước cam?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!