Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Viêm khớp là bệnh gì?
Viêm khớp là một tình trạng viêm của khớp và có thể ảnh hưởng lên nhiều khớp. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
- Viêm xương khớp
Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp, có thể dẫn đến đau đớn và khó khăn trong di chuyển. Khi viêm nặng, sụn bị mất đi có thể dẫn đến xương bị ma sát, khớp thay đổi hình dạng và buộc xương di chuyển khỏi vị trí bình thường. Viêm xương khớp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.
- Viêm khớp dạng thấp
Những người từ 40 đến 50 tuổi có tần suất mắc viêm khớp dạng thấp cao.
Phần màng che phủ khớp là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Sau đó, tình trạng viêm sẽ lan đến những khớp xung quanh. Nếu một người bị viêm khớp dạng thấp, người đó sẽ bị biến dạng khớp. Điều này có thể dẫn đến gãy xương và sụn. Nghiêm trọng hơn, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mô mềm và các cơ quan khác.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp?
Các triệu chứng thường gặp của viêm khớp gồm có:
- Đau khớp, ngay cả khi không di chuyển;
- Sưng và cứng khớp;
- Viêm tại chỗ hay chung quanh các khớp;
- Khớp hạn chế cử động;
- Đỏ vùng da quanh khớp.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu như bạn có bất kì dấu hiệu, triệu chứng kể trên hay có bất kì thắc mắc nào, hãy hẹn gặp bác sĩ. Cơ thể mỗi người phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Tốt nhất là nên tham khảo với bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra viêm khớp?
Viêm khớp có thể xuất hiện khi mô sụn bị viêm, gây ra sự sự mất mô nghiêm trọng. Sụn là mô liên kết giúp bảo vệ các xương khỏi sự ma sát khi bạn di chuyển. Nguyên nhân của mỗi loại viêm khớp thì khác nhau.
Viêm xương khớp liên quan tới những tổn thương gây bào mòn sụn khớp – sụn khớp là một lớp phủ dày, trơn láng lên đầu xương. Tổn thương có thể gây ra tình trạng mòn xương dẫn đến sự đau đớn và hạn chế cử động. Sự bào mòn có thể diễn ra trong nhiều năm, hoặc có thể diễn tiến nhanh chóng do chấn thương hay viêm khớp.
Trong viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dich của cơ thể tấn công lớp màng của bao khớp, đây là một lớp màng bền chắc bao phủ toàn bộ khớp. Lớp màng này, còn được gọi là bao hoạt dịch, sẽ trở nên viêm và phù nề. Quá trình này thâm chí có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.
Nguy cơ mắc phải
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm khớp?
Viêm khớp là một bệnh khá phổ biến. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Hơn thế nữa, nó có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, thậm chí ở trẻ em. Tuy nhiên, viêm khớp có thể phòng ngừa được nhờ giảm yếu tố nguy cơ. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp. Nếu bạn từng bị chấn thương khớp do các hoạt động quá sức, bạn có thể mắc viêm khớp khi đến tuổi trung niên. Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp bởi vì một khối lượng cơ, mỡ, dịch,… dư thừa có thể gây ra áp lực nhiều hơn và quá sức chịu đựng lên khớp.
Điều trị hiệu quả
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán viêm khớp?
Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra phần dịch xung quanh các khớp bị viêm bằng một trong các xét nghiệm sau:
- Sử dụng tia phóng xạ tần số thấp để nhìn rõ xương: X-Quang cho thấy sự mất sụn, tổn thương xương và lồi xương. X-Quang có thể không chỉ ra được tổn thương viêm khớp sớm nhưng chúng có thể được dùng để theo dõi tiến triển của bệnh;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng máy quét tia X từ rất nhiều góc khác nhau và kết hợp các thông tin để cho ra hình ảnh cắt ngang của các cấu trúc bên trong cơ thể. Chụp cắt lớp vi tính cho phép nhìn thấy cả xương và mô xung quanh;
- Cộng hưởng từ (MRI): kết hợp sóng radio với một từ trường nam châm mạnh, MRI có thể tạo ra được những hình ảnh cắt ngang của mô mềm chi tiết hơn như sụn, gân và dây chằng.
Bằng cách tìm marker viêm trong máu hay dịch khớp, bác sĩ có thể đưa ra kết luận loại viêm khớp mà bạn mắc phải.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm khớp?
Viêm khớp có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có một số cách để làm giảm sự khó khăn mà bạn phải trải qua.
Đối với viêm xương khớp, thuốc thường được dùng:
- Giảm đau: chúng có thể giảm đau nhưng không cải thiện tình trạng viêm;
- NSAID như ibuprofen;
- Corticoid.
Đối với những ca nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật:
- Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp của bạn với một khớp tương ứng khác;
- Phẫu thuật làm cứng khớp: đầu xương của bạn sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành và trở thành một;
- Đục xương: xương sẽ bị gọt theo chuẩn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp?
Bên cạnh điều trị, một vài số thay đổi trong cuộc sống có thể giúp bạn kiểm soát được viêm khớp.
- Ăn kiêng và tập thể dụng là hai chìa khóa cho bạn;
- Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp của bạn dẻo dai. Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho người bị viêm khớp bởi vì môn thể thao này không đặt áp lực quá lớn lên khớp. Duy trì hoạt động là quan trọng, nhưng bạn cần phải nghỉ ngơi để tránh bản thân phải quá sức, điều này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của bạn;
- Ăn thức ăn có chứa chất chống oxi hóa có thể giảm viêm. Bởi vì béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra viêm khớp. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc và tiến triển nặng thêm của viêm khớp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!