Viêm màng não mô cầu: Nhận biết thế nào?

Cần biết - 04/30/2024

Bệnh viêm màng não do não mô cầu xảy ra quanh năm, dễ thành dịch, có nhiều biến chứng và có nguy cơ tử vong. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa được.

Hỏi:

Tôi có con nhỏ 25 tháng tuổi. Gần đây khu vực nhà tôi ở xuất hiện một vài trường hợp bị viêm não mô cầu. Nghe nói bệnh lây lan rất nhanh nên tôi rất lo lắng. Xin hỏi, cách nhận biết và có thể làm gì để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.

Ngô Hương (Bắc Ninh)

Trả lời:

Viêm màng não mô cầu: Nhận biết thế nào?

Viêm não mô cầu có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ (ảnh minh họa: Internet)

Bệnh viêm màng não do não mô cầu xảy ra quanh năm, dễ thành dịch, có nhiều biến chứng và có nguy cơ tử vong. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa được. Bệnh viêm màng não do não mô cầu rất đa dạng, từ viêm họng, mũi đến nhiễm khuẩn huyết, viêm não. Và thời kỳ ủ bệnh cũng rất khác nhau (từ 1 - 10 ngày). Đối với viêm mũi, họng thường có sốt cao từ 38 - 39oC, rát họng nhiều, đau đầu, chảy mũi nước trong hoặc có kèm theo mủ. Sốt chỉ kéo dài từ 1 - 5 ngày.

Bệnh sẽ qua khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy vậy, cũng có khoảng từ 30 - 50% trường hợp viêm họng, mũi kết hợp với nhiễm khuẩn huyết (nhiễm khuẩn máu). Bệnh nhiễm khuẩn huyết, thường sốt rất cao đột ngột, khoảng 40 - 41oC. Sốt cao liên tục hoặc dao động, kèm theo rét run, đau mỏi các cơ, khớp khắp toàn thân, huyết áp tụt, tình trạng bệnh nặng dần lên nếu không xử trí kịp thời thì rất nguy hiểm cho tính mạng.

Vi khuẩn lây theo đường hô hấp và theo không khí, dụng cụ sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, ở nơi đang có bệnh xảy ra thì cách phòng bệnh tốt nhất là cách ly người bệnh không để tiếp xúc với người lành, đặc biệt là trẻ em. Trong một tập thể (trường học, nhà trẻ) nếu đã có trẻ mắc bệnh viêm màng não mô cầu thì cần đeo khẩu trang cho các cháu khác và yêu cầu gia đình có trẻ bị bệnh không nên cho trẻ đến lớp khi bệnh chưa khỏi.

>> Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh viêm não mô cầu

BS Văn Bàng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!