Thực tế, kinh nguyệt là một hoạt động sinh lý bình thường của người phụ nữ và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các hoóc-môn estradiol và progesteron. Kinh nguyệt hình thành là do niêm mạc tử cung bong ra, tạo thành máu chảy ra ngoài âm đạo.
Chính vì vậy, nếu bạn làm các xét nghiệm máu thông thường như: Công thức máu, glucose máu, urê máu, creatinin, lipid, men gan... không phải là xét nghiệm máu liên quan đến nội tiết sinh dục thì kết quả không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu trong trường hợp cần thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh kịp thời thì kết quả xét nghiệm máu đó vẫn có thể chấp nhận được.
Kết quả xét nghiệm máu trong 'ngày đèn đỏ' còn tùy thuộc vào hình thức xét nghiệm mà bạn thực hiện (Ảnh minh họa: Internet)
Trong trường hợp bạn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu về hoóc-môn thì tốt nhất nên đợi sau khi sạch kinh hãy làm.
Thuốc nội tiết là một trong những loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo không nên uống trong những ngày có kinh nguyệt. Vào những ngày này, cơ thể có thể bị mất cân bằng nội tiết tố, vậy nên nếu dùng thuốc nội tiết tố sẽ khiến cho tình trạng rối loạn nội tiết trở nên trầm trọng hơn, đe dọa sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Các loại thuốc nội tiết thường chứa estrogen và progesterone. Các loại thuốc có chứa androgen có thể làm giảm kinh nguyệt, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều… Còn các loại thuốc có chứa progesterone lại có khả năng gây chảy máu âm đạo và đau vú.
Bởi vậy, bạn cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình để biết có nên uống thuốc này trong những ngày có kinh nguyệt hay không.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!