Xoắn tinh hoàn có thể gây vô sinh: cần điều trị ngay!

Sức khỏe nam giới - 04/29/2024

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh hoàn bị xoắn, cản trở máu lưu thông để nuôi tinh hoàn. Thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xoắn tinh hoàn sẽ gây tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến tinh hoàn …

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh hoàn bị xoắn, cản trở máu lưu thông để nuôi tinh hoàn. Thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xoắn tinh hoàn sẽ gây tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến tinh hoàn bị mất chức năng, đặc biệt là chức năng sinh tinh trùng.

Tình trạng tinh hoàn bị xoắn là tình huống nghiêm trọng vì có thể làm mất hoàn toàn khả năng thực hiện chức năng của một bên hoặc hai bên tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn thường gặp ở lứa tuổi trẻ em và từ 12 – 18 tuổi.

Làm thế nào biết được bạn bị xoắn tinh hoàn?

Bạn có thể có các triệu chứng như đau và sưng đột ngột ở tinh hoàn. Cơn đau có thể đến từ vùng bụng, bạn có thể bị buồn nôn và nôn mửa.

Khi bị xoắn tinh hoàn, bạn sẽ có triệu chứng đau đột ngột ở vị trí vùng bìu một bên. Cơn đau có thể khởi phát khi bạn đang ngủ vào ban đêm. Có thể đau đến mức khiến bạn không ngủ được. Cơn đau có thể lan lên tới bẹn, hông và lưng. Nếu sờ vào tinh hoàn, cảm giác đau sẽ tăng lên rõ rệt.

Khi bị xoắn tinh hoàn, bên bị xoắn sẽ nằm cao hơn so với bên kia. Nếu chưa được điều trị, da bìu của bạn sẽ có dấu hiệu sưng nề, bầm tím.

Thông thường bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn một bên, tỷ lệ bị xoắn cả hai bên chỉ chiếm 2%.

Làm thế nào để tránh bị xoắn tinh hoàn?

Một vài người bẩm sinh có tinh hoàn có thể xoay hoặc xoay tự do trong bìu. Do đó, trừ khi có đặc điểm di truyền bẩm sinh như trên, xoắn tinh hoàn không thể phòng ngừa.

Nếu tinh hoàn của bạn có thể xoay tự do trong bìu, cách duy nhất để ngăn ngừa xoắn tinh hoàn là tiến hành phẫu thuật để đính kèm cả hai tinh hoàn vào bên trong của bìu.

Các bác sĩ có thể chẩn đoán xoắn tinh hoàn dựa trên mô tả về các triệu chứng và kết quả kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một máy quét, thường là siêu âm, để chẩn đoán.

Các bác sĩ thường chẩn đoán xoắn tinh hoàn khi khám lâm sàng bìu, tinh hoàn, bụng và háng của bạn.

Xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu và phẫu thuật vì tinh hoàn sẽ hoại tử nếu để quá lâu. Bác sĩ có thể tháo xoắn bằng cách đẩy bìu vào, gọi là thủ thuật sự xoắn ngược chiều, nhưng bạn vẫn sẽ cần phải phẫu thuật để ngăn chặn xoắn xảy ra một lần nữa.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!