Mang thai ngoài tử cung là mối nguy hiểm của chị em phụ nữ mà ít ai biết đến. Mang thai ngoài tử cung là gì? có nguy hiểm gì đến sức khỏe và thai nhi? Thai ngoài tử cung có biểu hiện như thế nào? Khi mang thai ngoài tử cung thì xử lý như thế nào? Đây là những câu hỏi được đặt ra nhiều của chị em phụ nữ.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là các trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ.
Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 4,5 – 10,5 phần ngàn, có nghĩa là cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 đến 10 người có thể bị thai ngoài tử cung. Người có thai ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại.
Những triệu chứng của mang thai ngoài tử cung
Cũng có biểu hiện như mang thai bình thường
Mang thai ngoài tử cung cũng mang đầy đủ các triệu chứng giống khi bạn mang thai bao gồm: mất kinh, căng ngực, ốm nghén... Nghĩa là bạn cần lắng nghe cơ thể để có ý thức thăm khám ngay khi thai kỳ bắt đầu, điều này sẽ giúp phát hiện thai ngoài tử cung sớm hơn.
Hiện tượng đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng
Khi bạn phát hiện mình có thai, đi kèm với cơn đau vùng vụng hoặc vùng xương chậu, bạn có thể bị thai ngoài tử cung. Nếu cơn đau kéo dài và ngày một nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Đau lưng trầm trọng
Bạn có thể bị đau lưng vì nhiều lý do nhưng mỗi nguyên nhân sẽ dẫn đến cơn đau khác nhau. Nếu bạn bị thai ngoài tử cung, cơn đau lưng của bạn sẽ diễn ra mạnh ở vùng lưng dưới.
Âm đạo chảy máu
Đây là triệu chứng thường gặp khi bị thai ngoài âm đạo, tuy nhiên, nó lại dễ bị nhầm lẫn. Với những người không biết mình mang thai, họ có thể nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ đã bắt đầu. Cũng sẽ có một số người lại nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm nếu họ biết việc mình mang thai.
Dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ:
- Chóng mặt và ngất xỉu
- Đau bụng và căng tức vùng trực tràng
- Huyết áp giảm mạnh
- Vùng vai gáy bị co rút
- Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu trầm trọng.
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở trẻ em?
13 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng, chị em cần lưu ý
Ung thư cổ tử cung: 3 dấu hiệu hay bị bỏ qua
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu diễn ra như thế nào?
Những chia sẻ về căn bệnh ung thư buồng trứng chị em phải biết
Xử lý thai ngoài tử cung bằng thuốc như thế nào?
Thông thường thai ngoài tử cung sẽ được xử lý theo 2 phương pháp chính đó là nội khoa ( phá thai bằng thuốc) và ngoại khoa. Cả 2 phương pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm.
Phá thai ngoài tử cung bằng thuốc
Xử lí thai ngoài tử cung bằng thuốc chỉ sử dụng ở dạng tiêm, các thuốc uống dạng viên thường sẽ không được sử dụng trong trường hợp này.
Việc tiêm thuốc chỉ áp dụng khi túi thai chưa bị vỡ, kích thước thai từ 3cm trở lại và tim chưa hoạt động. Lúc này các bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêm để làm chết tế bào hình thành tổ chức thai.
Ưu điểm của phương pháp này đó là ít tổn thương đến vòi trừng, tử cung, tỉ lệ thành công cao, không cần nhập viện.
Nhược điểm đó là chỉ áp dụng khi thai chưa bị vỡ và dưới 7 tuần tuooit, thời gian phục hồi kéo dài, có thể làm bạn bị đau ở giai đoạn đầu, có tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy,...
Phá thai ngoài tử cung bằng phương pháp ngoại khoa
Là hình thức phẫu thuật hở hoặc nội soi, có sự can thiệp của dụng cụ y khoa để lấy khối thai ra ngoài.
Ưu điểm của phương pháp này đó là có thể phá thai to, đã bị vỡ, hiệu quả cao và an toàn, phục hồi nhanh.
Nhược điểm : do có sự can thiệp của dụng cụ y khoa vì thế cho nên tử cung ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu quy trình được thực hiện không đảm bảo an toàn có thể làm tổn thương ổ bụng.
Như vậy, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng trên các bạn nhớ phải đi khám và chọn phương pháp điều trị hợp lí và cần lưu ý các trường hợp sau:
- Tuyệt đối không được tự ý phá thai tại nhà
- Không được đến cơ sở y tế phá thai chui, nhỏ, lẻ, không đảm bảo chất lượng
- Phải thực hiện phá thai ngoài tử cung tại cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ.
- Cần tuân thủ đũng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Lily & WeCare đã cung cấp cho các bạn thông tin về mang thai ngoài tử cung và cách xử lí thai ngoài tử cung. Các bạn hãy chú ý về sự thay đổi của cơ thể của mình để biết và điều trị kịp thời.
Chú ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, bạn đọc cần cân nhắc trước khi quyết định
Xem thêm:
- Thai ngoài tử cung vỡ ảnh hưởng như thế nào và cách xử lý?
- Siêu âm có phát hiện được mang thai ngoài tử cung không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!