Xử lý thế nào khi mũi bị đau?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/05/2024

 Hầu hết các bệnh ở mũi thường gây triệu chứng đỏ, ngứa, viêm. Bạn cần xử lý như thế nào khi mũi bị đau.

Hầu hết các tác động vào mũi thường gây chảy máu mũi hoặc sưng và bầm tím nhưng sẽ không gây gãy xương. Ngay cả khi bị gãy xương, chụp X-quang mũi thường không thấy kết quả gì. Cách tốt nhất là chờ đến ngày thứ 4, khi mũi hết sưng. Nếu sau đó mũi có vẻ trông khác thường, bạn có thể sẽ cần đến bác sĩ tai, mũi, họng. Đối với trường hợp gãy xương mũi nhẹ, việc trì hoãn này sẽ đem lại hiệu quả thẩm mĩ hơn vì các bác sĩ phẫu thuật có thêm thời gian nhận ra nơi cần chỉnh sửa. Trong trường hợp gãy xương mũi nghiêm trọng, thường là bạn cần phải phẫu thuật ngay.

Dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương mũi là gì?

Bạn nên quan sát những dấu hiệu và triệu chứng sau để biết mình đã bị chấn thương mũi hay không nhé.

  • Chảy máu mũi;
  • Bầm tím quanh mắt;
  • Sưng mặt, đặc biệt là quanh vùng mũi;
  • Khó thở bằng mũi;
  • Mũi biến dạng;
  • Mũi đau và nhạy cảm;
  • Mất khứu giác;
  • Mũi chảy mủ.

Bạn phải làm gì trước tiên?

Đối với vết bầm tím hoặc sưng, bạn nên chườm đá trong một giờ. Uống acetaminophen để giảm đau, tránh dùng aspirin vì có thể làm tình trạng chảy máu tồi tệ hơn.

Đối với vết cắt hoặc trầy xước trên da, bạn cần rửa sạch vết thương với xà phòng và nước trong 5 phút. Sau đó, giữ vết thương trong 10 phút bằng gạc vô trùng để cầm máu.

Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Mũi bị gãy hoàn toàn hoặc bị méo;
  • Mũi bị rách da cần may lại;
  • Tiếp tục chảy máu mũi sau khi giữ chặt cánh mũi trong 10 phút;
  • Chảy mủ từ mũi;
  • Mũi bị đau nghiêm trọng;
  • Không thở được một bên mũi;
  • Vách ngăn mũi bị sưng;
  • Bạn cho rằng bé cần phải được khám bác sĩ.

Bạn sẽ cần đến bác sĩ sau đó nếu:

  • Hình dạng của mũi không trở lại bình thường trong vòng 4 ngày;
  • Mũi tiết ra dịch màu vàng, nhạy cảm, sốt hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Bạn nhận thấy tình trạng của bé đang trở nên tệ hơn.

Làm thế nào để tránh chấn thương mũi?

Để phòng tránh bị chấn thương mũi, bạn nên lưu ý những điều sau trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Đội nón bảo hộ phù hợp khi chơi thể thao hoặc tham gia vào các hoạt động như đạp xe hay trượt ván;
  • Luôn luôn đeo dây an toàn trên xe;
  • Sử dụng mặt nạ bảo hộ khi làm việc với các chất độc hại;
  • Không nên lạm dụng thuốc.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!