Xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Khi thời tiết sang hè, dưới tiết trời nóng bức, khó chịu sẽ làm trẻ tiết rất nhiều mồ hôi. Và khi các tế bào da chết kết hợp với bụi bẩn sẽ hình thành nên rôm sảy dưới da tạo cảm giác bứt dứt, ngứa, khó chịu... Nếu không điều trị rôm sảy cho trẻ đúng cách sẽ dẫn tới các bệnh viêm ngoài da. Xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách là điều mà bà mẹ nào cũng nên biết.

Khi thời tiết sang hè, dưới tiết trời nóng bức, khó chịu sẽ làm trẻ tiết rất nhiều mồ hôi. Và khi các tế bào da chết kết hợp với bụi bẩn sẽ hình thành nên rôm sảy dưới da tạo cảm giác bứt dứt, ngứa, khó chịu... Nếu không điều trị rôm sảy cho trẻ đúng cách sẽ dẫn tới các bệnh viêm ngoài da. Xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách là điều mà bà mẹ nào cũng nên biết.

Nguyên nhân và triệu chứng gây nên bệnh rôm sảy

Khi thời tiết bắt đầu trở nên nóng nực, các hoạt động của bé sẽ gây tiết nhiều mồ hôi hơn, và một khi các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn thì rôm sảy bắt đầu xuất hiện. Ngoài nguyên nhân thời tiết ra, đôi khi rôm xảy xảy ra còn do trẻ được mặc quần áo quá chật, bó và khít gây kích ứng da.

Ở trẻ em, rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở vùng da đầu, vai gáy cổ và lưng... Tuy nhiên, rôm sảy nhưng cũng có thể xuất hiện ở các vùng khó phát hiện như kẽ nách, háng. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là thấy có sự xuất hiện của các mụn nước dưới da, nổi mẩn đỏ lên khiến trẻ khó chịu và ngứa ngáy. Đa số các trường hợp rôm sảy đều tự khỏi.

Xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách

Mẹo dân gian trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Dưới đây là các mẹo dân gian giúp xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách mà các mẹ phải nhớ:

Tắm cho trẻ trị rôm xảy

Tắm là phương pháp vệ sinh da cho trẻ tốt nhất và nếu tắm đúng cách sẽ giúp loại bỏ rôm sảy nhanh chóng. Biện pháp tốt nhất luôn được các bà mẹ lựa chọn đó chính là dùng các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên tắm cho trẻ. Dưới đây là một vài nguyên liêụ có thể làm nước tắm cho trẻ an toàn mà các mẹ không nên bỏ lỡ:

Lá khế

Tắm cho con bằng nước lá khế là bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Với 1 nắm lá khế rửa thật sạch và tuốt gân cứng, sau đó xay hoặc giã nát cùng với 1 chút muối hạt. Cuối cùng là lọc lấy nước và pha vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Thực hiện liên tục phương pháp này trong 3 – 4 ngày là vùng da chi chít rôm của con đã được cải thiện đáng kể.

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị rôm sảy cho bé. Dùng lá dâu tằm rửa sạch và đun sôi với khoảng 10 lít nước. Chờ nước nguội bớt thì vớt bỏ lá và dùng nước này tắm cho bé. Ngoài ra, các mẹ có thể xay thật nhuyễn một nắm hạt đậu xanh còn nguyên vỏ để rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Vùng da bị rôm sảy sẽ mau chóng biến mất sau vài ngày.

Chanh quả

Vắt chanh lấy nước cốt rồi pha với nước tắm cho trẻ là một trong những mẹo khá đơn giản được chị em sử dụng rất nhiều. Trong chanh có tính acid nhẹ nên sẽ giúp cho làn da của bé ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn, giúp điều trị khỏi rôm sảy hoàn toàn sau vài lần tắm.

Xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách

Lá chè xanh

Trong chà xanh có chứa thành phần kháng khuẩn, chất chống oxy hóa làm liền vết thương rất tốt và rất lành tính. Bạn có thể dùng lá chè xanh rửa sạch, sau đó vò nát nấu với nước sôi 5 phút, pha với nước cho ấm và tắm cho trẻ. Mẹ có thể lấy bã chè xanh chà nhẹ lên da của bé khiến rôm sảy biến mất hoàn toàn.

Mướp đắng

Lấy mướp đắng thái nhỏ, nấu nước rồi dùng pha với nước tắm cho trẻ cũng giúp làm sạch da, kháng khuẩn và loại bỏ hoàn toàn rôm xảy. Tắm đều đặn mỗi ngày 1 lần bằng nước mướp đắng, tình trạng rôm sảy mọc và lan nhiều cỡ nào đi chăng nữa thì cũng tự biến mất sau 1 tuần.

Gừng tươi

Tác dụng sát khuẩn của gừng tươi có hiệu quả rất lớn trong việc loại bỏ rôm sảy cho bé. Mẹ có thể giã nhỏ 1 củ gừng rồi đun với nước sôi. Sau đó chờ nước nguội và dùng nước này tắm cho bé mỗi buổi sáng trong khoảng 3 ngày liên tiếp là các vết rôm sẽ đỡ và hết.

Lá kinh giới

Dùng nước lá kinh giới để tắm cho trẻ cũng là cách trị rôm sảy hiệu quả, nhanh chóng và lại còn giúp da bé mịn màng hơn. Mẹ có thể dùng một nắm lá kinh giới rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước pha vào chậu nước để tắm cho bé.

Ngoài ra, để giữ cho da trẻ luôn khô thoáng thì các mẹ nên chú ý 2 điều sau

- Dùng phấn rôm trị rôm sảy luôn là một trong những phương pháp được nhiều bà mẹ sử dụng, tuy nhiên nếu muốn đạt hiệu quả cao thì phải biết sử dụng đúng cách.

- Các ông bố bà mẹ nên chú ý cho con trẻ được mặc các bộ quần áo thông thoáng, có khả năng hút ẩm để hạn chế tình trạng tiết mồ hôi gây rôm sảy ở trẻ.

Xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách

Phương pháp phòng ngừa rôm sảy hiệu quả

Có một số việc mà các mẹ nhất định không được làm nếu không muốn tình trạng rôm sảy ở bé trở nên nặng hơn.

- Không vắt nhiều chanh, chà chanh trực tiếp lên da bé hoặc đun nước lá quá đặc để cho trẻ tắm.

- Không sử dụng nước lá để tắm cho bé khi da bé xuất hiện các tình trạng bị trầy xước hoặc bị mưng mủ.

- Hạn chế mặc quá nhiều quần áo cho bé khiến bé bị “nóng” cả trong lẫn ngoài cơ thể. Mặc nhiều quần áo còn làm cho tuyến thoát mồ hôi bị bí bách.

- Không tắm sữa tắm của người lớn hay áp dụng các cách massage da của người lớn cho bé.

- Không được tự ý bôi các loại thuốc chống rôm sảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Còn đây là những điều mà các mẹ nên tiến hành thực hiện để xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách và phòng ngừa bệnh rôm sảy ở trẻ từ sớm:

- Giải nhiệt cho trẻ bằng những thảo dược thiên nhiên như bột sắn, sữa chua không đường...

- Tăng cường bổ sung các loại trái cây chứa giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

- Giữ cho da bé luôn khô thoáng và hạ nhiệt cho bé bằng quạt, máy điều hòa...

- Thường xuyên cho trẻ được tắm trong nước mát và sạch. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày và hạn chế cho trẻ đi ra nắng.

Hãy xử trí với bệnh rôm sảy của bé tại nhà đúng cách và chăm sóc trẻ thật kĩ càng để trẻ không gặp phải rôm sảy. Nếu trẻ bị rôm sảy thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy áp dụng các cách trị rôm sảy trên đây để bé khỏi bệnh sớm nhé.

Xem thêm:

  • Bé bị rôm sảy - Khi nào cần đưa đi bác sĩ?
  • Làm thế nào để trẻ không bị rôm sảy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!