Xuất hiện nhiều trường hợp que tránh thai đi lạc vào tim, phổi… chuyên gia đưa ra cảnh báo không được bỏ qua

Sức khỏe sinh sản - 03/28/2024

Bất cứ biện pháp tránh thai nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định, không loại trừ cấy que tránh thai.

Đủ mọi trạng thái lạc vào tim, xuyên vào phổi do dùng que tránh thai

Theo 20 Minutes, cô gái được cấy que tránh thai vào cánh tay từ năm 2014. Thủ thuật được thực hiện tại Bệnh viện Montbéliard. Kết thúc thời hạn sử dụng 36 tháng, cô trở lại viện để tháo que nhưng các bác sĩ không thể tìm thấy dụng cụ ở vị trí từng cấy. Sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ bất ngờ phát hiện que tránh thai đã đi lạc đến thùy dưới phổi trái của nữ bệnh nhân. Chiếc que tránh thai đi lạc đã làm tăng nguy cơ tổn thương và thuyên tắc phổi.

Xuất hiện nhiều trường hợp que tránh thai đi lạc vào tim, phổi… chuyên gia đưa ra cảnh báo không được bỏ qua

Sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ bất ngờ phát hiện que tránh thai đã đi lạc đến thùy dưới phổi trái của nữ bệnh nhân.

Vào tháng 6 năm nay, một phụ nữ ở Anh cũng gặp tai nạn que tránh thai di chuyển khắp cơ thể, lạc đến tim rồi kẹt ở động mạch phổi. Theo Cosmopolitan, Louise cấy que tránh thai từ năm 2015, không may que đã đi khỏi vị trí cấy ở cánh tay. Bác sĩ suốt hai năm chụp X-quang, siêu âm xét nghiệm máu nhiều lần nhưng không thể xác định vị trí của nó. Đến tháng 8/2017, bác sĩ mới có thể phát hiện chiếc que tránh thai nhờ chụp CT. Nó nằm tắc tại động mạch phổi của cô. Louise là một trong 12 trường hợp trên thế giới, đồng thời là người đầu tiên ở Anh được ghi nhận tình trạng que tránh thai đi lạc đến cơ quan nội tạng sau đó loại bỏ thành công.

Cách đây khoảng 4 tháng, mạng xã hội facebook từng một phen dậy sóng bởi chia sẻ của một phụ nữ gốc Việt đang sống tại Canada về phương pháp cấy que tránh thai. Theo đó, người phụ nữ này về Việt Nam thăm gia đình, quyết định làm kế hoạch hóa gia đình thì được bác sĩ tư vấn phương pháp cấy que tránh thai với tổng số tiền khám, cấy que và mua thuốc uống lên đến 3,5 triệu. Sau khi cấy vài ngày, tay cô bị sưng rất to và đỏ khắp vùng cấy que, tình trạng vẫn tiếp diễn và xuất hiện chảy máu sau 2 tuần.

Xuất hiện nhiều trường hợp que tránh thai đi lạc vào tim, phổi… chuyên gia đưa ra cảnh báo không được bỏ qua

Cách đây khoảng 4 tháng, mạng xã hội facebook từng một phen dậy sóng bởi chia sẻ của một phụ nữ gốc Việt đang sống tại Canada về phương pháp cấy que tránh thai.

Về đến Canada, bệnh nhân tiếp tục bị nhiễm trùng nặng, đã đi khám bác sĩ 3 lần, và lần nào cũng nhận được lời nói y như nhau: Phải uống thuốc và bôi thuốc đến khi vết thương lành hẳn mới lấy ra được. Nếu can thiệp lấy ra bây giờ rất nguy hiểm cho cánh tay của mình. Bác sĩ tại Canada khuyến cáo, tránh thai bằng phương pháp cấy que đã bị ngưng sử dụng ở Canada hơn 10 năm. Vì biện pháp này không an toàn cho người sử dụng, không hiểu sao nước Việt Nam lại dùng phương pháp này.

Ngày càng xuất hiện nhiều những trường hợp cấy que tránh thai bị tổn hại sức khỏe vô cùng đáng sợ. Vậy nên hay không nên sử dụng phương pháp tránh thai này?

Cấy que tránh thai cũng giống như nhiều phương pháp khác, đều có ưu – nhược nhất định

Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), cấy que tránh thai là phương pháp có tỉ lệ tránh thai cao nhất. Bác sĩ sẽ cấy một que nhựa dẻo dưới da cánh tay bạn. Que này sẽ phóng thích progestin vào cơ thể, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Thủ thuật này chỉ mất vài phút và có hiệu quả kéo dài 3 năm.

Xuất hiện nhiều trường hợp que tránh thai đi lạc vào tim, phổi… chuyên gia đưa ra cảnh báo không được bỏ qua

Cấy que tránh thai là phương pháp có tỉ lệ tránh thai cao nhất.

'Tổ chức Y tế thế giới cũng liệt kê phương pháp tránh thai này vào danh sách những phương pháp tránh thai nên sử dụng. Và đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới', BS Dung chia sẻ.

Tất nhiên là bất cứ phương pháp tránh thai nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Phương pháp này thường không gây các phản ứng phụ như rong kinh, viêm nhiễm nhưng giá thành thường cao hơn các biện pháp khác. Nó có nhược điểm là có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chống chỉ định với các trường hợp bị viêm gan, viêm thận.

'Bất cứ biện pháp tránh thai nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Cấy que tránh thai cũng vậy nhưng không đến nỗi kinh khủng như nhân vật bên trên chia sẻ. Nguyên nhân của việc bị nhiễm trùng do cấy que tránh thai không phải do phương pháp này mà là do lỗi kỹ thuật. Những thủ thuật khi cấy que tránh thai không đảm bảo khâu vệ sinh, tay nghề bác sĩ… đều có thể dẫn đến những rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng', BS Dung khẳng định.

Xuất hiện nhiều trường hợp que tránh thai đi lạc vào tim, phổi… chuyên gia đưa ra cảnh báo không được bỏ qua

Bất cứ biện pháp tránh thai nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định, không loại trừ cấy que tránh thai.

Đúng là không thể đảm bảo 100% cấy que tránh thai không gây ra tác dụng phụ gì. Bản thân bác sĩ Dung cũng từng cấp cứu cho một phụ nữ gặp tai nạn khi lấy que tránh thai ra khỏi cánh tay theo thời hạn. Bác sĩ không tìm thấy que tại vị trí cấy do người phụ nữ này bồng bế con tại vị trí cấy. 'Tuy nhiên, đây là trường hợp hi hữu, cực hiếm gặp chứ không phải đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ', BS Dung khẳng định.

Chuyên gia khuyên, chị em muốn sử dụng các phương pháp tránh thai đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn đúng đắn nhất. Nếu muốn sử dụng cách cấy que tránh thai cần tìm đến địa chỉ uy tín để thực hiện để tránh những hậu quả đáng tiếc. Sau khi cấy nên kiểm tra que tránh thai thường xuyên để đảm bảo rằng chúng không đi lạc tới bất cứ vị trí nguy hiểm nào trong cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!