Zika có khả năng gây bệnh đầu nhỏ ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vi-rút Zika có khả năng gây bệnh đầu nhỏ. Do đó, thai phụ trong giai đoạn này cần đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm.

Người dân không nên quá hoang mang

Tại cuộc họp báo, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ cuối năm 2015 đến nay, dịch bệnh do vi-rút Zika diễn biến phức tạp tại 60 quốc gia trên toàn cầu. Tổ chức y tế thế giới (WHO) chưa khuyến cáo biện pháp nào nhằm hạn chế đi lại giữa các quốc gia, tuy nhiên việc lan truyền giữa các nước một cách chóng mặt.

Bộ Y tế đã tiến hành xét nghiệm 1.215 mẫu bệnh phẩm có biểu hiện tương tự vi-rút tại 32 tỉnh thành phát hiện 2 trường hợp. Đây đều là ca bệnh mới, khởi phát từ cuối tháng 3. Hiện sức khỏe 2 bệnh nhân ổn định.

Kết quả giám sát các trường hợp người nhà và các hộ gia đình xung quanh hai bệnh nhân này chưa phát hiện trường hợp nào khác. Bộ Y tế cũng có văn bản yêu cẩu các tỉnh thực hiện việc công bố dịch theo quyết định mới.

Theo đó, có dịch thì UBND tỉnh công bố theo quy mô xã phường; khi trong 1 huyện có 2 xã thì công bố ở cấp huyện, khi có một tỉnh có 2 huyện thì công bố ở cấp tỉnh. Bộ Y tế nhận định, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các mắc, do có sự giao lưu đi lại giữa các tỉnh, giữa các quốc gia.

Zika có khả năng gây bệnh đầu nhỏ ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại họp báo

TS Phu cũng khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng trước việc đã có hai ca nhiễm Zika được phát hiện tại Việt Nam. 'Bệnh diễn biến nhẹ, vừa, chủ yếu sốt phát ban, 80% các ca bệnh không có biểu hiện. Bệnh không nặng bằng sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp không có triệu chứng, tự khỏi nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ'- TS Phu nói.

Tuy vậy, có mối liên quan tiềm ẩn giữa nhiễm vi-rút ở phụ nữ có thai và hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh vì thế cần theo dõi sức khỏe của phụ nữ mang thai, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Bởi nhiễm trùng trong 3 tháng đầu sẽ để lại hậu quả trầm trọng cho thai nhi, xét nghiệm cho phụ nữ có thai ở vùng dịch, đặc biệt là có xét nghiệm Zika dương tính theo dõi sát sao.

'Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bệnh viện Phụ sản Trung ương có hướng dẫn tư vấn chăm sóc thai nghén phụ nữ mang thai'- TS Phu thông tin.

Bác sĩ siêu âm hoàn toàn có thể nắm được kỹ thuật đo chu vi đầu theo bảng chuẩn phát triển thai để phát triển bất thường

Theo TS Trần Danh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có sự liên quan giữa vi-rút Zika và hội chứng não bé ở trẻ sơ sinh- đây là chuyên môn rất sâu trong ngành sản. Hội chứng não nhỏ không phải là phổ biến trong sản khoa, chẩn đoán trước sinh, tỷ lệ gặp rất thấp.

3 nguyên nhân chính gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là: nhiễm trùng- CMV, ký sinh trùng và rubella, thêm nguyên nhân mới là vi-rút Zika; di truyền - tổn thương gene, nhiễm sắc thể và nhiễm độc - chiếu xạ, một số hóa chất. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hội chứng này.

Tiến sĩ Cường cũng khẳng định việc chẩn đoán hội chứng đầu nhỏ không khó, có thể phát hiện nhờ siêu âm, đo kích thước đầu nhỏ - kỹ thuật này tương đối phổ thông ngay cả tuyến xã phường, bệnh viện huyện. Ngành y tế đã tiến hành tập huấn về mặt kỹ thuật đo như thế nào kết luận là đầu nhỏ.

Zika có khả năng gây bệnh đầu nhỏ ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Các bác sĩ siêu âm của Việt Nam hoàn toàn có thể đo được chuẩn kích thước đầu của trẻ sơ sinh

Những bà mẹ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu được khẳng định bị nhiễm vi-rút Zika có kế hoạch theo dõi thai nghén cụ thể - đo chu vi đầu, tiến hành siêu âm 2 tuần 1 lần. Nếu nghi ngờ có kích thước đầu nhỏ thì chuyển lên tuyến cao hơn để khẳng định. Nếu tiếp tục khẳng định thì sẽ có hội chẩn các chuyên khoa tương thích để quyết định tương lai của thai nghén, có thể tiếp tục hoặc dừng thai nghén.

Với kỹ năng siêu âm hiện nay các bác sĩ siêu âm hoàn toàn có thể nắm được kỹ thuật đo chu vi đầu, có thể đo đi đo lại theo bảng chuẩn phát triển thai để xem thai có phát triển bất thường.

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần đến bệnh viện để xét nghiệm

Thông tin tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định không phải tất cả trường hợp nhiễm vi-rút Zika đều có khả năng gây đầu nhỏ. Tại Brazil, trong số hơn 6.000 ca nhiễm vi-rút Zika thì có 944 trường hợp phát hiện hội chứng đầu nhỏ do liên quan đến vi-rút Zika. Tại một số quốc gia khác tỷ lệ cũng chỉ từ 1-2 ca…

'Chỉ phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vi-rút mới có khả năng gây đầu nhỏ. Vì thế, người dân không nên quá lo lắng, không phải cứ phụ nữ mang thai mắc Zika là có thể dẫn đến hội chứng đầu nhỏ. Chỉ những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ở vùng có dịch, có biểu hiện sốt, viêm kết mạc, nổi ban thì mới đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần đến bệnh viện để xét nghiệm' - Thứ trưởng Long khuyến cáo

Zika có khả năng gây bệnh đầu nhỏ ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Không phải phụ nữ mang thai nào cũng cần xét nghiệm phát hiện Zika

Tiến sĩ Long cũng nhấn mạnh, Zika không có hạn chế hình thức đi lại, du lịch nào, theo đúng khuyến cáo của WHO trừ trường hợp phụ nữ có thai cần cân nhắc trước khi đến vùng có dịch.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!