Túi ối nhỏ

Túi ối nhỏ E bầu 8d4w mà bác sĩ bảo em bé tim thai bình thường nhưng túi ối gs chỉ 25mm tương đương vs thai 6 tuần túi ối nhỏ vậy làm cách nào khắc phục vs lại có sao ko ạ em lo qá...

32 1

E đang muốn làm ivf mà tháng này siêu âm dk 6 quả bs dặn tháng sau xem như thế nào.AMH của e bình thường mà sao ít trứng vậy ạ.có cách nào cải thiện ko các mom chỉ e vs ạ

30 2

trễ kinh 8 ngày siêu am đầu dò mới thấy túi thai thôi ạ

50 9

Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ Bé nhà em được 14 ngày tuổi, con ăn mỗi cữ tầm 60ml mới no và ngủ được , hiện tại vẫn ăn theo nhu cầu của con, Tb tầm 2-3 tiếng ăn 1 lần. Nhưng có lúc con ngủ say đến 4 tiếng thì gọi dậy ăn ko dậy mà khi nào con dậy thì mới ăn ạ. Cũng có lúc con lại thức tận 3-4 tiếng liền. Em cho ti mẹ thì lại hay ngủ lim dim nhưng đặt xuống lại thức , cảm giác ti mẹ con không đủ no nên không ngủ đươc. Ti mẹ tầm 10-20ph. Em có hút sữa thì 2 bên cộng lại mỗi lần được tổng 70 -100ml , nhiều nhất là 120ml . Cho con ti nên không biết được lượng sữa con ti là bao nhiêu ? Vậy với lượng em hút ra được như vậy thì nếu cho ti mẹ trực tiếp có đáp ứng được đủ sữa cho con không ạ?

42 1

Sức khoẻ mẹ sau sinh

Sức khoẻ mẹ sau sinh Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ thường mất từ 3 đến 5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú. Thậm chí, không cho con bú, tình trạng giảm mật độ xương của mẹ vẫn diễn ra, bởi thai nhi đã “rút canxi từ xương” của cơ thể mẹ từ thời gian mang bầu 😌 Canxi cần thiết cho phụ nữ sau sinh là 1300mg/ ngày. Nếu bổ sung dinh dưỡng không đúng cách - Chỉ bổ sung canxi riêng biệt, mẹ sau sinh sẽ thường mắc bệnh loãng xương‼️ Lúc này, rất cần vai trò của Vitamin K2 với hàm lượng tối thiểu 360mcg/ngày giúp canxi được vận chuyển vào đúng nơi cần đến và giúp giảm tình trạng đau nhức, nhất là ở lưng và bàn chân🍀 Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm sắt, ăn thức ăn nhiều protein, thịt đỏ, rau dền,…để đảm bảo đủ dinh dưỡng cả mẹ và con nhé🥰 #tăng_chiều_cao #mebau #mangthai #mesausinh #nuoiconbangsuame

34 0

💥💥 ĐAU LƯNG TRONG THAI KỲ 💥💥

💥💥 ĐAU LƯNG TRONG THAI KỲ 💥💥 Một trong những khó chịu thường gặp ở các mẹ bầu, đó là những cơn đau lưng dai dẳng, thường bắt đầu từ nửa sau của thai kỳ. Nhưng có những cách có thể làm để giảm thiểu cơn đau lưng ấy đấy. 📌 Nguyên nhân gây ra đau lưng trong thai kỳ 👉 Nguyên nhân chính gây đau lưng khi mang thai là do căng cơ lưng. Khi thai kỳ tiến triển, tử cung của bạn trở nên nặng hơn. Trọng lượng tăng lên này được “mang” ở phía trước cơ thể của bạn, khiến bạn tự nhiên cong người về trước. Để giữ thăng bằng, bạn phải thường xuyên nghiêng người về sau, làm cho cơ lưng hoạt động mạnh hơn. Điều này gây ra các triệu chứng căng cứng, đau nhức cơ. 👉 Chưa hết, khi bạn mang thai, cơ bụng của bạn – nhóm cơ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của lưng – cũng trở nên căng ra và yếu đi. Những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ bị đau lưng khi bạn tập thể dục. 👉 Ngoài ra, để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, các dây chằng ở khớp xương có thể giãn hơn, nhưng chúng cũng có thể đồng thời gây đau lưng khi các khớp trở nên quá linh hoạt, lỏng lẻo. 📌 Làm thế nào để giảm thiểu sự khó chịu của đau lưng trong thai kỳ? 👉 Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường cơ bắp và gia tăng sự linh hoạt của cơ thể, điều này làm giảm áp lực lên cột sống của bạn. Đi bộ và bơi lội là các bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về việc tập luyện thể dục trong thai kỳ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của mình nhé. 👉 Chườm mát/ấm: Nếu bác sĩ của bạn đồng ý, bạn có thể bắt đầu bằng cách chườm mát (có thể là khăn bọc ít viên đá lạnh/chai nước mát) lên vùng lưng bị đau tối đa 20 phút mỗi lần, khoảng vài lần một ngày. Sau hai hoặc ba ngày, chuyển sang chườm ấm vùng bị đau. Nhưng bạn hãy cẩn thận, không được chườm vào bụng đâu đấy. 👉 Cải thiện tư thế: Khòm lưng gây áp lực rất lớn lên cột sống của bạn, nên hãy chú ý tư thế thích hợp khi đi đứng, ngồi làm việc, và cả khi nằm nữa bạn nhé. Ví dụ, ngủ nghiêng về một bên với một chiếc gối đặt giữa hai đầu gối, một chiếc gối mềm khác phía dưới bụng sẽ làm giảm áp lực lên lưng. Khi ngồi làm việc, bạn có thể đặt một chiếc gối nhỏ phía lưới thắt lưng, chân đặt cao trên bục đỡ để cột sống được hỗ trợ. Ngoài ra, hãy di chuyển bàn chân khi xoay người, tránh việc chỉ xoay lưng làm tăng áp lực lên cột sống. 👉 Không gập người: Đừng đứng và cúi gập người xuống để nhặt đồ lên. Thay vào đó, hãy ngồi xổm xuống, gập đầu gối và giữ thẳng lưng. Tuy nhiên, mọi mẹ bầu đều hãy tránh nâng vật nặng mà nhờ sự hỗ trợ của các phái mạnh quanh bạn. 👉 Mang giày đế bằng: Giày đế bằng giúp phân bổ đều trọng lượng, giúp bạn giữ thăng bằng dễ dàng hơn, giảm áp lực lên cột sống và cơ lưng. 📌 Khi nào tôi cần đến bác sĩ? 👉 Nếu tình trạng đau lưng của bạn quá dữ dội, hoặc dai dẳng hơn 2 tuần, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình. Đây có thể là triệu chứng của sinh non, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, hãy đến bác sĩ ngay lập tức nếu ngoài đau lưng, bạn còn bị sốt, nóng rát khi đi tiểu hoặc chảy máu âm đạo. 👉 Vì sự an toàn của bé, đừng uống thuốc giảm đau nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, mẹ bầu nhé.

29 0

Các m xem hộ t kq này vs, ck t khám chuyên sau NST vs gen di truyền, bsi hẹn 21 ngày ms có kq, ma ở xa ho k chịu tư vấn, ai biết xem hộ t vs

38 5

bị bóc tách các m ạ, làm sao để hết các m nhỉ

36 10

Bổ sung vitamin

Bổ sung vitamin Bác sĩ cho em hỏi, thuốc này uống trước hay sau ăn là tốt, uống khi no hay khi đói ạ.

29 0

Xét nghiệm

Xét nghiệm Cho e hoi xn thiếu máu này giờ cần bổ sung gì và em bé có ảnh hưởng gì hk a?

35 0