Khoe tập 1 để chuẩn bị đón tập 2 đi các m. Nhà e T1 hơn 3 chủi. ❤️❤️❤️

2 2

Có m nào đang khám thai bác sĩ của Bệnh Viện Hùng Vương không ạ. Cho e xin địa chỉ với ạ☺️

0 4

Em bị nghén quá, cả ngày e k ăn được gì, lã người, các mom có cách nào giúp e với! 😞

2 4

Tháng TRC trễ ckk tháng này cũng vậy k biết sao luôn. M nào mát miệng cho e xin vía ạ.

4 9

Chị 2 tròn 4 tuổi, Mẹ có thêm em bé ❤️❤️❤️❤️

5 10

Mình muốn đi khám để xem khả năng trữ trứng của mình ntn thì sẽ khám vào ngày hết kinh hay có kinh vậy các mom

1 3

Kinh nguyệt rất đều,mà tháng này chậm 2,3 ngày,thử vẫn 1 vạch Ko biết co nên hy vọng ko các Mom

1 10

Con đầu mới được 20 tháng, chậm 3 ngày, chưa kịp bồi bổ gì, bữa h con bú tóc rụng, đau đầu chóng mặt thường xuyên. Chỉ sợ e bé của mẹ ko đủ chất, mong con khoẻ mạnh, cứng cáp như chị hai ngày trước.

2 21

Cảm thấy nôn nao đầy hi vọng. Chưa tới ngày. 🤗

7 22

Bổ sung vitamin và khoáng chất khi mang thai bao nhiêu là đủ?

Bổ sung vitamin và khoáng chất khi mang thai bao nhiêu là đủ? Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng và đầy đủ các nhóm dưỡng chất là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Với một số vitamin và khoáng chất, mẹ bầu chỉ nên bổ sung đủ, thừa hoặc thiếu đều có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. ☀️ Axit folic (vitamin B9) Ngay từ khi có ý định mang thai bạn đã cần tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể. Việc thiếu axit folic trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ có thể khiến thai nhi mắc một số vấn đề như dị tật ống thần kinh (nứt đốt sống và não úng thủy), rối loạn cột sống,... Trong thời gian mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo nên bổ sung 400 - 600mcg axit folic mỗi ngày. Axit folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Mẹ bầu không nên bổ sung nhiều hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày trong một thời gian dài vì có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, nặng hơn là bệnh động kinh. Một số thực phẩm giàu axit folic như: rau chân vịt, bắp cải, súp lơ, các loại rau có màu xanh, các loại thịt đỏ, trứng, đậu… Bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng axit folic có trong thực phẩm. ☀️ Sắt Trong thai kỳ, thể tích máu của mẹ tăng đến 50% so với trước khi mang thai. Mẹ bầu cần nhiều sắt để tái tạo đủ máu và tăng cường hệ miễn dịch, đáp ứng đủ cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu - một tình trạng rất nguy hiểm đối với sức khỏe thai kỳ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ bầu mang thai lần đầu nên uống 60mg sắt mỗi ngày, kéo dài tới sau khi sinh 1 tháng. Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bổ sung 50 - 100mg sắt/ngày. Ngoài viên uống bổ sung sắt, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, sữa, nghêu, sò, tôm, cá mòi, cá hồi, trứng,....; các loại rau có màu xanh đậm; một số loại quả như nho vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bổ sung vitamin C từ nước cam, nước chanh,... giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. ☀️ Canxi Canxi là dưỡng chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng và cơ của thai nhi. Thiếu canxi khi mang thai dẫn đến nguy cơ thai nhi mắc bệnh còi xương bẩm sinh, xương dị dạng, chậm phát triển; trong khi mẹ bầu rất dễ bị tê chân, đau lưng, nhức mỏi xương khớp,... Nhu cầu canxi của cơ thể mẹ bầu thay đổi theo số tuổi thai. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần 800mg canxi, 3 tháng giữa là 1.000mg và 3 tháng cuối là 1.500mg canxi/ngày. Mặc dù rất tốt nhưng mẹ bầu không nên uống quá nhiều canxi trong thai kỳ chỉ vì muốn con cao lớn hơn. Quá 2.500 mg canxi/ngày có thể gây ra hiện tượng táo bón, hạn chế hấp thu sắt và kẽm gây thiếu máu, tăng nguy cơ sỏi thận,... Thừa canxi cũng là nguyên nhân gây ra một số biến dạng xương hàm và tăng nguy cơ canxi hóa bánh nhau trong những tháng cuối thai kỳ, làm giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và bé, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. WHO khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 1300 - 2000 mg canxi mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển bình thường trong thai kỳ. Ngoài viên uống bổ sung canxi, mẹ bầu nên bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt bò, thịt gà, trứng gà, tôm, cua, cá,... trong thai kỳ để cung cấp lượng canxi dồi dào và dễ hấp thụ. ☀️ Vitamin D Giúp cơ thể hấp thụ và duy trì mức độ canxi và photpho, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ xương và răng cho thai nhi. Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu, tăng nguy cơ dị dạng xương sau khi sinh của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 5 mcg vitamin D mỗi ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh. Cá, trứng, sữa, các loại nước ép là những thực phẩm giàu vitamin D. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho bạn. ☀️ DHA DHA là dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển và chức năng của não, thần kinh, mắt của thai nhi, giúp thai nhi thông minh và khỏe mạnh. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 200mg DHA mỗi ngày để hỗ trợ em bé phát triển tốt nhất. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu DHA của em bé sẽ tăng cao hơn để phát triển hệ thần kinh và mạch máu. DHA cũng có nhiều trong các loại cá béo như cá basa, cá ngừ, cá hồi, cá mòi,...; trong lòng đỏ trứng gà và sữa. Khi ăn cá, mẹ bầu nên tránh những loại cá biển quá to vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng đến em bé. Các loại như quả óc chó, hạnh nhân,... cũng là nguồn bổ sung DHA phong phú và an toàn cho mẹ bầu. Bạn có thể ăn chúng như một món ăn vặt hàng ngày hoặc dùng làm nguyên liệu nấu sữa hạt rất thơm ngon lại dễ uống. ☀️ Vitamin C Khi mang thai, hàm lượng vitamin C trong máu và trong bạch cầu thường giảm sút. Thiếu vitamin có thể khiến mẹ bầu bị vỡ màng ối sớm và giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, tăng nguy cơ mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt rất nguy hiểm. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoang 55mg vitamin C mỗi ngày, và lưu ý không nên bổ sung quá nhiều. Mẹ nên uống viên uống bổ sung vitamin C (hoặc các loại nước hoa quả giàu vitamin C như nước cam tươi, nước chanh) cùng viên sắt để làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, giảm nguy cơ táo bón thai kỳ. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng thành phần của các loại vitamin và khoáng chất trên bao bì của sản phẩm, và khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất để bổ sung đúng cách. Nếu không chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất.

4 1