Vì sao trẻ ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?
Để cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như giúp việc tiêu hóa tốt hơn cho trẻ những bậc phụ huynh đã cố gắng cho trẻ ăn rất nhiều rau xanh. Tuy nhiên có một thực tế đó là mặc dù ăn rất nhiều rau xanh song trẻ vẫn rơi vào tình trạng thiếu chất đồng thời vẫn mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có bệnh táo bón. Vậy tại sao ăn nhiều rau nhưng trẻ vẫn mắc bệnh?

Theo các bác sỹ cho biết táo bón là một bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến và đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có liên quan chặt chẽ đến thực đơn ăn uống chính vì vậy để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ cũng như giúp trẻ có được hệ dưỡng chất đầy đủ các bác sỹ cho biết các bậc phụ huynh nên chú ý bổ sung rau xanh trong thực đơn hàng ngày của bé. Tuy nhiên ngay cả đối với những trường hợp bé được ăn nhiều loại rau, hoa quả tuy nhiên vẫn mắc táo bón hay các vấn đề khác như hội chứng ruột kích thích, khó tiêu…Lý giải hiện tượng này các bác sỹ cho biết có rất nhiều yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh của trẻ tăng cao.
Nguyên nhân
1. Nguyên nhân do sữa

Đây được biết đến là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ. Lý giải nhận định này các bác sỹ cho biết việc sử dụng một số loại sữa không phù hợp hoặc các bậc cha mẹ cho trẻ uống với mức độ đặc hơn so với hướng dẫn sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về tiêu hóa. Nếu nguyên nhân xuất phát từ loại sữa đang sử dụng các bậc cha mẹ có thể khắc phục bằng cách thay đổi loại sữa, pha đúng theo hướng dẫn và cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả, nước ép, sinh tố.
2. Nguyên nhân do thói quen đại tiện
Thông thường trẻ em vì mải chơi nên nhiều khi không đi cầu theo một thời gian cố định. Việc nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài và lâu khiến phân bị lưu trữ lại trong ruột rất lâu. Khi phân được giữ lại trong cơ thể đại tràng sẽ hấp thụ nước trong phân dẫn đến tình trạng phân trở nên khô cứng khi đi cầu trẻ thường phải rặn rất lâu gây đau, khó chịu hoặc chảy máu.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ thói quen này thì các bậc cha mẹ nên luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày, khuyến khích trẻ chủ động đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn quá lâu.
3. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Đối với những trẻ đang trong quá trính sử dụng các loại thuốc thì cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn và táo bón. Trong trường hợp nguyên nhân là do các loại thuốc cha mẹ nên trao đổi với bác sỹ về những tác dụng phụ của các loại thuốc đang sử dụng đồng thời có thể đề nghị đổi thuốc hoặc giảm liều lượng đối với các loại thuốc có thể gây nóng trong. Bên cạnh đó trong quá trình uống thuốc mọi người nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả như bưởi, cam, đu đủ, thanh long…để giúp thanh lọc cơ thể.
Trên đây là một số nguyên nhân lý giải tại sao mặc dù trẻ đã ăn rất nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón. Hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về nguyên nhân gây bệnh đồng thời có được kế hoạch chăm sóc cho con em một cách tốt nhất.
Chất xơ hòa tan (Inuline, FOS, GOS)
 FOS (Fructo Oligo-saccharides) còn gọi là Probiotic (hay chất xơ), là những đường đa phân tử (carbohydrates) có cấu tạo là chuỗi 3-10 đơn vị đường đơn như: galactose, fructose, glucose… Các Oligo-saccharide này không được thủy phân trong ruột non nên còn được gọi là chất xơ trong khẩu phần ăn.
 Chất xơ trong khẩu phần ăn có thể được phân chia thành polysaccharide, lignin và oligo-saccharide (inuline, fructan (FOS), galactan (GOS)) mà không bị tiêu hóa bởi các men của ruột non và chủ yếu do lớp tế bào thực vật hay lớp vỏ tế bào thực vật.
Công dụng của Chất Xơ Hòa Tan

 Chống táo bón: Quá trình lên men sản sinh ra khí hơi và nước có tác dụng làm cho phân mềm và xốp, giúp phòng chống táo bón. Đồng thời giúp tăng cường khả năng kháng vi khuẩn bằng cách giảm bớt số vi khuẩn nội sinh trong đường ruột qua việc đào thải phân mỗi ngày.
 Chống ung thư niêm mạc ruột, tăng sức đề kháng của cơ thể và kích thích miễn dịch đường tiêu hóa: Chất xơ có tác dụng chống ung thư, làm giảm tiếp xúc các chất gây ung thu với niêm mạc ruột bằng cách pha loảng và giảm thời gian vận chuyển. Điều này làm giảm thời gian tiếp xúc của niêm mạc với chất độc và acid mật thư cấp. Một số loại chất xơ hòa tan như: Inuline, FOS, GOS có chức năng tiền sinh học. Với ảnh hưởng kích thích lớn lên hệ vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria và vi khuẩn sữa (Lactobacili) có lợi trong ruột, nhờ đó làm tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể với các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
 Ngăn cản tiêu chảy: Mặc dù quá trình lên men ở ruột già, các carbohydrate tiền sinh học tạo ra SCFA kích thích sự tăng trưởng của nhiều hệ vi khuẩn cùng với ảnh hưởng chọn lọc của Bifidobacteria và Lactobacili. Những ảnh hưởng này có thể ngăn cản tiêu chảy.
 Phòng ngừa tăng cholesterol máu: Chất xơ cần thiết để duy trì chức năng bình thường của ống tiêu hóa. Nguồn chất xơ thay đổi đáng kể về cấu trúc hóa học, về tinh chất sinh lý và thành phần chất mang chất xơ trong thức phẩm. Phản ứng trong cơ quan tiêu hóa phụ thuộc vào tinh chất sinh lý hay hấp thụ và khả năng lên men trong hệ tiêu hóa. Các phản ứng sinh lý liên quan đến chất xơ bao gồm: Giảm mức Cholesterol và Triglycerid trong huyết tương, giảm đáp ứng đường huyết với các bữa ăn có chứa carbohydrate và giảm hiệu lực dinh dưỡng của dưỡng chất.
0 0