10 tác dụng phụ của sữa dừa

Điều cần biết - 04/29/2024

Uống quá nhiều sữa dừa khiến bạn bị thừa chất béo bão hòa, dị ứng, gây táo bón...

Với mùi vị thơm ngậy, có chứa kem, sữa dừa được coi là một thức uống bổ dưỡng có thể thay thế cho nhiều sản phẩm từ bơ sữa khác. Ngoài ra, nó còn được đưa vào thực đơn của người tiền sử. Sữa dừa rất giàu chất dinh dưỡng và có mùi vị đặc trưng của loại quả miền nhiệt đới, cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và vitamin, một số hợp chất chống oxy hoá, hợp chất chứa sắt…

Sữa dừa được lấy bằng cách ép hoặc vắt từ trái dừa chín. Do dừa chín mà không cần sử dụng hoá chất, sữa dừa là thức uống rất bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Là một trong những loại quả không thể thiếu của vùng nhiệt đới, nên sữa dừa cũng được đưa vào danh sách thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khoẻ.

Cùng với những lợi ích nêu trên, sữa dừa cũng có những tác dụng phụ nhất định như sau:

1. Thừa chất béo bão hoà

Đây là tác dụng phụ đáng lo ngại nhất của sữa dừa vì chất béo bão hoà làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Một cốc sữa dừa có chứa khoảng 40 g chất béo. Vì vậy, nó làm tăng hàm lượng lipoprotein - một loại chất có hại cho sức khoẻ nếu hấp thụ nhiều trong thời gian dài.

10 tác dụng phụ của sữa dừa

2. Gây dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng với dừa, đồ uống từ loại quả này cũng không thích hợp với bạn. Một số trường hợp bị dị ứng rất nặng với các thành phần của sữa dừa. Loại dị ứng này đôi khi rất nguy hiểm tới sức khoẻ của bạn.

3. Làm tăng cân

Với hàm lượng chất béo bão hoà cao và nhiều năng lượng, sữa dừa có thể phá hỏng chế độ ăn uống giảm cân của bạn. Nếu lạm dụng sữa dừa hàng ngày, bạn có thể bị tăng cân.

4. Làm tăng hàm lượng cholesterol

Những người có hàm lượng cholesterol cao hoặc có khả năng mắc các bệnh tim mạch không nên uống quá nhiều sữa dừa. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trong đó có bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, bạn chỉ cần hạn chế chứ không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn sữa dừa khỏi khẩu phần ăn.

10 tác dụng phụ của sữa dừa

5. Gây táo bón

Hàm lượng chất xơ cao nên sữa dừa có thể gây rối loạn tiêu hoá đối với một số người. Thông thường, sữa dừa không đường cung cấp cho chúng ta 14-18% lượng chất xơ. Nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc đầy hơi, do cơ thể bạn không quen với việc hấp thụ quá nhiều chất xơ. Vì vậy, nên tránh sử dụng quá nhiều sữa dừa cùng một lúc!

6. Tăng lượng đường trong cơ thể

Cho dù bạn uống sữa dừa không đường, vẫn có nguy cơ hấp thụ một lượng đường lớn vào cơ thể. Cứ 28 g dừa không ngọt cho 2.1 g đường, và 10.4 g đường đối với dừa ngọt. Vì vậy, bạn cũng nên cân nhắc trước khi có ý định sử dụng quá nhiều một trong hai loại nói trên.

7. Thừa năng lượng

Một cốc sữa dừa nguyên chất cho bạn 550 calories, bằng một phần ba lượng calories bạn cần trong ngày. Vì vậy, việc đưa sữa dừa vào thực đơn hàng ngày có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bạn.

10 tác dụng phụ của sữa dừa

8. Nguy cơ uống phải Bisphenol (chất kết tinh dùng để diệt nấm và truyền nhiệt) - A (BPA)

Trong khi sữa dừa tự nhiên không liên quan trực tiếp đến hoá chất này, nhưng loại sữa dừa đóng can thì lại có rất nhiều nguy cơ. Hợp chất này thường được sử dụng để sản xuất can, thùng. Vì vậy, không nên uống sữa dừa đóng can. Nếu không, bạn nên đọc nhãn hiệu của can chứa để chắc chắn không có BPA.

9. Chất gôm

Lại một vấn đề có liên quan đến sữa đóng can. Là một hợp chất polysaccharide (đường đa phân tử), chất gôm là nội nhũ của hạt gôm nên có thể dẫn đến một số vấn đề về tiêu hoá. Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu nào, nên ngừng sử dụng sữa đóng can. Nên sử dụng sữa tự làm hoặc không chứa chất gôm.

10. Có thể dẫn đến chứng hấp thu kém đường hoa quả

Do có chứa saccharide và polyol đơn, nên sữa dừa làm tăng nguy cơ rối loạn đường ruột kích ứng. Ngoài ra, đường trong sữa dừa cũng có thể dẫn đến rối loạn. Theo đó, vi khuẩn ở ruột non sẽ phát triển thêm do việc vận chuyển không đều của đường hoa quả.

Trên đây là một số tác dụng phụ của sữa dừa. Nguyên nhân chủ yếu là việc uống quá nhiều sữa dừa. Vì vậy, bạn nên hạn chế ở mức độ thích hợp để tận dụng được những lợi ích của thức uống này.

>>> Xem thêm: Dùng quá nhiều nghệ gây chảy máu

Ảnh minh họa: Internet

Ngọc Luyện (Theo stylecraze)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!