10 thực phẩm giàu chất sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày (Phần 1)

Dinh dưỡng - 05/02/2024

Những loại thực phẩm giàu chất sắt sau đây sẽ là những món ăn lý tưởng cho bạn để bạn có đầy đủ lượng chất sắt mà cơ thể cần.

Chứng thiếu hụt sắt chính là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất – đặc biệt thường phổ biến ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật. Vậy chúng ta nên cung cấp những thực phẩm giàu chất sắt để có một cơ thể khỏe mạnh và đủ chất dinh dưỡng.

Hello Bacsi hiểu được tầm quan trọng của chất sắt đối với cơ thể. Danh sách 10 loại thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bạn hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mình. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

1. Gan

Phần thịt của các cơ quan trong cơ thể như gan, lòng, cổ, cánh và chân chính là một vài nguồn trong các nguồn cung cấp chất sắt heme tốt nhất. Không chỉ vậy, các loại thịt này còn bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin và các loại protein khác cho cơ thể.

Gan bò có lượng sắt cao rất đáng ngạc nhiên với hàm lượng 5mg mỗi miếng và lượng sắt này chiếm khoảng ¼ nhu cầu khoáng chất hằng ngày của một người phụ nữ trưởng thành.

Gan lợn còn là một lựa chọn tuyệt vời hơn nữa vì nó có độ nạc nhẹ, đồng thời chứa hàm lượng sắt và vitamin C cao hơn gan bò. Dù là gan bò hay gan heo thì bạn cũng nên ăn ở mức vừa phải vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao.

Phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế lượng dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể vì hàm lượng vitamin A cao chứa trong gan có liên quan đến việc sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh. Điều này từng được chứng minh trong ít nhất một nghiên cứu.

Nếu bạn là người không thích ăn các loại gan, hãy thử hấp thu sắt từ các nguồn protein động vật khác như lòng đỏ trứng (3mg mỗi nửa cốc) và thịt tươi (chất sắt chiếm 2–3mg trong 85g thịt) vì chúng cũng chứa hàm lượng sắt cao.

2. Hàu

Nếu bạn là người thích ăn hàu thì đừng ngại ngần ăn thật nhiều loại hải sản dễ gây “thèm” này. Không chỉ có vị tươi ngon, hàu còn chứa hàm lượng sắt đáng kinh ngạc đấy! Những loài thân mềm với cấu tạo hai mảnh vỏ như sò, trai, hàu, mực chính là nguồn giàu các chất dinh dưỡng quan trọng (không chỉ chứa sắt mà còn chứa kẽm và vitamin B12).

Một con hàu cỡ vừa chứa từ 3–5mg chất sắt – điều này có nghĩa là chỉ cần ăn nó bạn đã hấp thụ đủ nhu cầu chất sắt cần thiết của cả ngày! Hãy tự chế biến những món hàu tươi ngon để thực đơn mỗi ngày vừa đa dạng vừa giàu dinh dưỡng nhé!

Nếu bạn không thường ăn hàu, trai và sò, hãy thay sự thiếu hụt này với các loại cá có vây thông thường như cá tuyết, cá hồi và cá ngừ, vì chúng cũng là các nguồn giàu chất sắt mặc dù hàm lượng không cao như hàu hay sò.

3. Đậu gà

Những loài cây họ đậu này cung cấp cho cơ thể của bạn gần 5mg chất sắt mỗi cốc. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng protein vô cùng phong phú. Đây chính là lý do tại sao loại thực phẩm này là sự lựa chọn ưa thích đối với những người ăn chay.

Đậu gà chính là một nguyên liệu tuyệt vời trong món salad và các món mì ống. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng đậu gà để làm món salad trộn thơm ngon. Nếu bạn không phải là người thích chế biến theo những công thức thông thường, hãy làm món đậu gà theo sở thích của riêng mình. Một món ăn với đậu gà vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng – thật tiện lợi phải không nào?

4. Các loại ngũ cốc

Một ly ngũ cốc ngon lành để bắt đầu bữa sáng quả là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Thay vì loại ngũ cốc thông thường, bạn có thể chọn ăn loại ngũ cốc tăng cường để hấp thụ đủ lượng sắt cơ thể cần.

Khi mua ngũ cốc, bạn hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng để biết sản phẩm chứa bao nhiêu hàm lượng sắt có trong mỗi khẩu phần. Bạn nên dùng nhiều loại cung cấp từ 90–100% giá trị sắt thiết yếu được khuyến nghị hàng ngày cùng với các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác như chất xơ, kẽm, canxi và vitamin B.

5. Hạt bí ngô

Bạn có biết rằng bạn hoàn toàn có thể hấp thụ sắt chỉ với một chén bí ngô thơm ngon không? Một chén hạt nguyên chất chứa hơn 2mg chất sắt và bạn có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Các loại hạt mang lại vị tuyệt vời khi dùng chúng để nấu hỗn hợp bánh mì. Ví dụ như chúng được dùng để làm bánh mì hay các công thức nấu nướng bánh muffin hoặc như món salad giòn. Nếu muốn tiện lợi hơn, bạn cũng có thể ăn loại hạt bí ngô nướng không muối bán sẵn ở các cửa hàng.

Hello Bacsi sẽ tiết lộ 5 loại thực phẩm còn lại ở phần 2. Hãy đón đọc phần 2 bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bí ngô đâu chỉ có tác dụng trang trí cho Halloween
  • Liệu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?
  • Bổ sung chất sắt cho bé như thế nào là hợp lý?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!