Sau đây là 11 lợi ích vô giá của sữa mẹ mà bạn cần phải tìm hiểu và cân nhắc trước khi quyết định xem con mình sẽ bú sữa mẹ hay sữa bình.
1. Sữa mẹ được sản xuất đặc biệt dành riêng cho bé
Sữa mẹ được sản xuất chỉ dành riêng cho nhu cầu của bé. Sữa mẹ chứa hơn 100 dưỡng chất không có trong các loại sữa khác như sữa bò. Những chất dinh dưỡng này không thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Hơn thế nữa, thành phần trong sữa mẹ luôn thay đổi liên tục để đáp ứng cho nhu cầu không ngừng biến đổi của trẻ: sáng khác chiều, lúc mới bú khác lúc dừng bú, tháng đầu tiên khác tháng thứ bảy, trẻ sinh non khác trẻ sinh muộn. Những dưỡng chất trong sữa mẹ rất phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thụ của bé, ví dụ như sữa mẹ chứa ít natri hơn so với sữa bò, nhờ đó mà thận của bé dễ tiếp nhận hơn.
2. Sữa mẹ dễ hấp thụ hơn
Sữa mẹ được tạo để phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm và đang phát triển của trẻ. Protein (hầu hết là lactalbumin) và chất béo trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn protein (chủ yếu chứa caseinogen) và chất béo trong sữa bò. Trẻ sơ sinh cũng dễ dàng hấp thụ các vi chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ hơn so với sữa bò bởi các chất dinh dưỡng trong sữa bò được tạo ra dành riêng cho bê chứ không phải bé. Vậy nên trẻ bú sữa mẹ ít có khả năng bị đầy hơi và nôn mửa hơn.
3. Sữa mẹ rất an toàn
Một điều chắc chắn là sữa mẹ không bao giờ thiếu dưỡng chất, bị hư hỏng hoặc nhiễm độc tố (trừ trường hợp người mẹ mắc phải chứng bệnh ảnh hưởng tới sữa mẹ).
4. Sữa mẹ không gây dị ứng
Trẻ em hầu như không bao giờ bị dị ứng với sữa mẹ. Mặc dù một số trẻ sơ sinh có thể bị nhạy cảm với một số chất mà người mẹ đã ăn và truyền vào sữa, hầu hết sữa mẹ đều được bé dung nạp tốt. Mặt khác, hơn 10% số trẻ sau lần đầu tiếp xúc sẽ bị dị ứng với sữa bò. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng các em bé bú sữa mẹ ít có khả năng bị hen suyễn và chàm hơn so với những em bé uống sữa bột.
5. Sữa mẹ giúp làm dịu dạ dày của bé
Nhờ vào khả năng nhuận trường và dễ tiêu hóa tự nhiên nên trẻ bú sữa mẹ gần như không mắc bệnh táo bón. Tuy phân của bé khá lỏng nhưng bé sẽ ít bị tiêu chảy. Trên thực tế, sữa mẹ còn làm giảm nguy cơ khó tiêu bằng cách triệt tiêu những vi sinh vật có hại và hỗ trợ những vi sinh có lợi trong cơ thể bé.
6. Sữa mẹ giúp bé không bị phát ban khi đeo tã
Mồ hôi từ trẻ được bú sữa ít gây ra hiện tượng phát ban tã hơn, mặc dù lợi thế này (cùng với những mùi hương ít gây khó chịu khác) cũng sẽ biến mất khi bé đi ra tã.
7. Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé
Ngay từ lúc bắt đầu được cho bú, bé sẽ nhận được một lượng kháng thể để tăng cường khả năng miễn dịch của mình. Nhìn chung, bé sẽ ít bị cảm, nhiễm trùng tai và ít mắc các bệnh về đường hô hấp, tiết niệu và các bệnh khác hơn trẻ bú bình; khi bị những bệnh này thì bé cũng sẽ khỏi nhanh hơn. Sữa mẹ cũng giúp cải thiện các phản ứng miễn dịch cho hầu hết các bệnh như uốn ván, bạch cầu và bại liệt. Ngoài ra, sữa mẹ còn có thể phần nào bảo vệ bé khỏi hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
8. Sữa mẹ giúp cân bằng chất béo
Trẻ bú sữa mẹ thường ít trở nên mũm mĩm hơn so với những bé bú bình. Nguyên nhân là do cảm giác của trẻ sẽ quyết định lượng sữa bé uống và bé sẽ dừng bú khi cảm thấy no, trong khi trẻ bú bình sẽ phải tiếp tục cho đến khi uống hết bình. Ngoài ra, hàm lượng calo trong sữa cũng được kiểm soát hợp lý. Sữa mà mẹ tiết ra khi bé sắp ngừng bú có hàm lượng calo cao hơn so với sữa lúc bé mới bắt đầu bú và sẽ khiến bé nhanh no hơn. Mặc dù vẫn chưa đủ dữ kiện nhưng nhiều ý kiến cho rằng ưu điểm cân bằng chất béo của sữa mẹ sẽ có tác dụng lâu dài cho tới quãng đời sau này của bé. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ bú sữa mẹ nhiều sẽ ít bị thừa cân khi bước vào tuổi thiếu niên. Một lợi ích khác cho người mẹ là việc cho con bú sẽ góp phần làm giảm cholesterol và huyết áp trong giai đoạn sau này.
9. Sữa mẹ giúp phát triển trí não của bé
Sữa mẹ phần nào sẽ giúp tăng trí thông minh cho trẻ, ít nhất là đến khi bé được 15 tuổi hoặc có thể kéo dài tới giai đoạn bé trưởng thành. Có được điều này là nhờ lượng axit béo giúp phát triển não (DHA) trong sữa và sự tương tác giữa mẹ và bé khi bé được bú sữa mẹ.
10. Việc bú mẹ có thể giúp bé cảm thấy vui thích
Một đứa trẻ vẫn có thể bú tiếp ngay sau khi đã no dù người mẹ hầu như không còn sữa. Tuy việc này không đem lại dinh dưỡng nhưng bù lại nó rất hiệu quả nếu bé bị kích động và cần phải làm dịu đi. Ngược lại, bé không thể tiếp tục bú một bình sữa đã cạn để dịu bớt tâm trạng được.
11. Bú sữa mẹ giúp bé phát triển cơ miệng
Các thiết kế khoa học dù có tốt đến đâu chăng nữa cũng không thể giúp trẻ luyện tập cơ hàm, nướu, răng và vòm miệng. Thế nhưng động tác bú sữa này sẽ đảm bảo việc phát triển khoang miệng và các vị trí để răng mọc sau này. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cũng ít bị sâu răng hơn trong giai đoạn sau này.
Trên đây là những lợi ích to lớn của việc nuôi con bằng bữa mẹ. bạn cũng cần phải tìm hiểu những lợi ích của việc cho bé bú sữa bình, để từ đó có thể cân nhắc và lựa chọn phương pháp cho con bú sữa phù hợp nhất cho cả bạn và bé. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng nếu còn có thắc mắc và muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!