Người lớn vẫn cho rằng những đứa trẻ là những thiên thần ngây thơ và chẳng biết gì về những điều phức tạp, rối rắm trong cuộc sống này cả. Chính vì chúng không mảy may hay biết gì, nên chúng là đối tượng được đánh giá trung thực vào bậc nhất.
Nhưng ngày nay những đứa trẻ đã bắt đầu biết nói dối, thậm chí chúng còn nói dối ngày một tinh vi hơn. Khi phát hiện con trẻ không thành thật, đa số phụ huynh đều nổi giận và muốn trách mắng chúng. Liệu sự trách phạt nghiêm khắc của bố mẹ có giúp trẻ khắc phục được hành vi nói dối?
Dưới đây là những gợi ý khác dành cho bố mẹ, có thể sẽ giúp các con tránh xa việc thiếu trung thực với người lớn:
1. Luôn quan sát từng hành động của con
Vào những lần nói dối đầu tiên, các con sẽ hình thành tâm lý sợ hãi và lời nói cũng như hành động không trôi chảy. Chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý tới con mọi nơi mọi lúc, quan sát tỉ mỉ biểu hiện của con để có thể phát hiện ra lúc nào con nói dối, lúc nào con nói thật.
Tránh để tình trạng một vài lần nói dối trót lọt, trẻ sẽ cho rằng bố mẹ dễ dàng bị dắt mũi và tiếp tục nói dối nhiều hơn.
(Ảnh minh họa)
2. Giúp con nhận thức tác hại của việc nói dối
Có rất nhiều truyện ngụ ngôn về sự nói dối của các em bé thiếu nhi, bố mẹ hoàn toàn có thể kể chuyện cho con nghe và gửi gắm bài học thông qua đó.
Sau khi lắng nghe các câu chuyện kể, trẻ sẽ nhận thức được rằng những kẻ nói dối thường gặp kết cục không có hậu, thậm chí nếu liên tục nói dối, cho đến khi nói thật và cần sự giúp đỡ của mọi người sẽ chẳng ai tin nữa.
3. Không đánh mắng con một cách vô cớ
Tâm lý nảy sinh ra hành động nói dối ở trẻ đơn giản vì trẻ sợ bị cha mẹ trách mắng, quở phạt. Nếu chúng biết mình nói sự thật sẽ không bị trừng phạt, chắc chắn chúng sẽ không tìm cách lấp liếm sự thật đó.
Chính vì vậy, bố mẹ cần đối xử nhẹ nhàng với con, thường xuyên lắng nghe con, thay vì nổi trận lôi đình và dùng đòn roi để đe nẹt khiến con sợ hãi. Bố mẹ nên nhớ, sự sợ hãi không giúp con phát triển theo hướng tích cực, mà thậm chí còn là tiêu cực, một trong số đó chính là bộc phát ra lời nói dối để 'tránh nạn'.
(Ảnh minh họa)
4. Dành cho con sự tin tưởng và tôn trọng
Một khi bố mẹ tỏ ra nghi ngờ sự thành thật của con, trẻ sẽ có tâm lý bị tổn thương nghiêm trọng, những lần sau trẻ sẽ hình thành cách đối phó với sự nghi ngờ đó. Cho nên bố mẹ đừng vội trách mắng con là đứa trẻ hư chỉ vì phát hiện ra con nói dối. Hãy bao dung với lỗi sai của con, đồng thời hãy dành cho con sự tin tưởng hết mực. Khi nhận được niềm tin từ bố mẹ, con sẽ dần hình thành tính trung thực và hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!