Khi lời nói dối ảnh hưởng đến não bộ

Tâm lý - 11/24/2024

Thực chất, khi bạn nói dối, bạn không chỉ gây tổn thương cho người khác mà còn làm ảnh hưởng đến não bộ của mình.

Chắc hẳn ai cũng đã từng nói dối. Mọi người thường nói dối nhưng không bao giờ nghĩ đến hậu quả của nó. Thực chất, khi bạn nói dối, bạn không chỉ gây tổn thương cho người khác mà còn làm ảnh hưởng đến chính não bộ của mình.

Một nghiên cứu cho thấy rằng trong não bộ con người, có một vùng chỉ điều khiển việc nói dối và có một vùng chỉ điều khiển việc nói thật.

Theo một cuộc khảo sát, trung bình mỗi người Mỹ nói dối 1-2 lần trong một ngày. Những người hay cảm giác không an toàn, lo lắng,… thường có xu hướng không trung thực để tránh bị chỉ trích, bác bỏ hoặc bị bỏ rơi. Ngoài ra, những người tin rằng lời nói dối sẽ đem lại cho họ lợi ích tiền bạc hoặc những lợi xã hội khác thì khả năng họ sẽ tiếp tục không trung thực là rất cao.

Não bộ của người thường xuyên nói dối

Khoa học đã chỉ ra rằng, não bộ của những người thường xuyên nói dối sẽ phải làm việc nhiều hơn những người chỉ nói sự thật.

Bạn thường nghĩ các trường hợp nói dối vô hại, chẳng hạn như giả bệnh để khỏi đến một cuộc hẹn hay nói dối trong các hồ sơ xin việc,… thường rất khó bị phát hiện và không gây ảnh hưởng đáng kể gì. Tuy nhiên, dù lời nói dối có mang tính nghiêm trọng hay không thì thì chắc chắn rằng khi bạn nói dối, não bộ đã bị ảnh hưởng, thậm chí còn làm cho chúng ta dễ mắc chứng pathological lying – hiện tượng nói dối đã trở thành thói quen khó bỏ được.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc thường xuyên nói dối có thể làm não bộ suy nhược, khiến cho chúng ta không còn cảm giác cắn rứt hay tội lỗi sau khi nói dối. Điều này thậm chí còn thúc đẩy chúng ta nói dối nhiều hơn trong tương lai.

Để giải thích cho điều này, các chuyên gia tâm lý học cho biết, nói dối có liên quan đến vùng hạch amygdala – một cấu trúc hình quả hạnh nhân đóng vài trò trong việc hình thành nên nỗi sợ hãi, xấu hổ, tội lỗi cũng như các trạng thái cảm xúc khác. Ví dụ như khi chúng ta xem một bức ảnh của một chú cún dễ thương hay một bức tranh với nội dung buồn thì vùng hạch này sẽ làm cho chúng ta có cảm xúc vui hay buồn theo những gì chúng ta thấy.

Mối tương quan giữa nói dối và vùng hạch Amygdala của não bộ

Khi chúng ta nói dối vì mục đích cá nhân nào đó, vùng hạch này sẽ hoạt động và sản sinh ra cảm giác tiêu cực giúp giới hạn mức độ nói dối của chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp tục nói dối thì phản ứng này sẽ trở nên mờ nhạt . Dần dần, chức năng ức chế nói dối bị giảm đi, làm cho những lời nói dối vô hại có thể tiến triển thành những dối trá đáng kể hơn, giống như khi chúng ta đang đi xuống một con dốc trơn trượt và không thể dừng lại. Nói một cách khác, dối trá này có thể dẫn đến dối trá khác bởi vì não bộ của chúng ta đã trở nên “vô cảm” với sự thành thật rồi.

Trong một thử nghiệm, những người tham gia sẽ được quan sát bởi một máy quét hình ảnh não khi nói dối. Những lát chụp của não bộ sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định vùng nào của não bộ sẽ sử dụng nhiều oxy hơn – như một chỉ định về hoạt động của não. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, khi những người tham gia cứ tiếp tục nói dối thì phản ứng vùng hạch amygdala sẽ giảm đi. Những người tham gia sẽ nhanh chóng trở nên không trung thực nhiều hơn lời nói dối chỉ có lợi cho riêng họ và chứ không phải là những người bạn cùng tham gia với họ.

Lời nói dối có ảnh hưởng không hề tốt đối với não bộ. Do vậy, bạn hãy hạn chế nói dối đến mức có thể nhất cho dù đó là lời nói dối vô hại bởi vì nói dối có thể ảnh hưởng đến não bộ, khiến bạn trở thành một người luôn nói dối và khó từ bỏ thói quen nói dối. Điều này sẽ làm phá vỡ đến các mối quan hệ trong xã hội của bạn đấy.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Làm thế nào để bắt bài người đang nói dối?
  • Khi nào nói dối được chấp nhận?
  • Nói dối gây ảnh hưởng đến não bộ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!