1. Để điện thoại di động dưới gối
Trong chúng ta, cứ 10 người có khoảng 8 người bật điện thoại di động suốt đêm với khoảng một nửa số đó dùng điện thoại để báo thức. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng khoảng cách ngắn giữa đầu và điện thoại di động có thể ảnh hưởng đáng kể tới cả chất lượng và số giờ ngủ của bạn. Theo các nhà trị liệu giấc ngủ, điện thoại di động để gần khiến chúng ta thấp thỏm, chờ đợi cuộc gọi đến hoặc tin nhắn. Nó khiến chúng ta không thể chìm vào giấc ngủ sâu cho đủ lâu. Và thậm chí tiếp xúc ngắn với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại cũng có ảnh hưởng tức thì lên võng mạc nhạy cảm vốn có vai trò truyền tín hiệu đến não. Các nghiên cứu chứng minh rằng điều này ngăn chặn sự bài tiết của hoóc-môn melatonin vào ban đêm, khiến bạn tỉnh hơn.
Khắc phục: Đừng để điện thoại dưới gối khi ngủ. Hãy đặt điện thoại cách đầu bạn 20cm để giảm 98% bức xạ. Mỗi tối hãy dành một khoảng thời gian không dùng điện thoại di động. Khoảng thời gian không dùng điện thoại này giúp bạn thư giãn và có giấc ngủ chất lượng tốt hơn. Hãy để tất cả điện thoại trong phòng riêng hoặc xa khỏi tầm tay cho đến sáng và sử dụng đồng hồ báo thức truyền thống.
2. Chu kì kinh nguyệt
Phần lớn phụ nữ đều có chu kì kinh nguyệt thất thường nếu họ bị lo lắng, căng thẳng hoặc gần mãn kinh. Nhưng phụ nữ càng lớn tuổi thì càng dễ có những thay đổi rõ rệt trong chu kì kinh nguyệt cần phải khám bác sĩ phụ khoa. Khoảng cách giữa các kì kinh ở tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm tuổi 20 là khá giống nhau. Tuy nhiên khi phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40, kinh nguyệt không đều có thể là triệu chứng của nhiều bệnh gồm u xơ tử cung, nhiễm trùng, thậm chí là ung thư. Chảy máu bất thường giữa chu kỳ hoặc thay đổi màu sắc kinh nguyệt cũng là điều đáng quan tâm.
Khắc phục: Sự thay đổi đột ngột mô hình kinh nguyệt trong hơn 2 kì kinh thì nên đi khám phụ khoa. Điều này đặc biệt cần thiết nếu có các triệu chứng liên quan khác như tiết dịch khó chịu hoặc chảy máu sau giao hợp hoặc đau trong khi giao hợp, với những trường hợp này bạn nên đi khám phụ khoa. Hãy ghi chép lại chu kì kinh để phát hiện sớm những thay đổi đột ngột.
3. Tư thế ngồi
Các chuyên gia cảnh báo rằng chúng ta đang phải đối mặt với dịch đau lưng, nguyên nhân phần lớn do tư thế không đúng và thiếu hỗ trợ lưng khi sử dụng máy tính, máy tính bảng và máy xách tay. Có 7/10 trường hợp đau cổ thường do sự lạm dụng tiện ích. Ngồi ngả trên ghế sofa khiến bạn đau lưng khi trở về nhà. Thêm vào đó, ngồi làm việc 8 tiếng/ngày bên bàn chính là cách bạn đang tạo ra thảm họa.
Khắc phục: Khi ngồi, mở rộng góc giữa thân và đùi sao cho cột sống giữ tư thế đứng thẳng. Điều cần thiết là khung chậu đặt hơi cao hơn so với đầu gối, bàn chân đặt bằng trên sàn nhà. Hãy ngồi sâu vào trong ghế để có thể tựa lưng, giữ khoảng cách bằng nắm tay giữa phía sau đầu gối với ghế. Khi đã ngồi đúng tư thế, điều quan trọng là bạn phải giữ được tư thế này với một miếng đệm lưng để tránh mỏi cơ. Nếu làm việc với laptop, hãy đặt nó trên bàn, không được để trong lòng. Và đảm bảo rằng màn hình đặt ngang với tầm mắt.
4. Bảo vệ da
Phần lớn chúng ta không chú ý tới việc bôi kem chống nắng hoặc nghĩ chỉ cần bôi khi đi nghỉ mát. Tệ hơn nữa, nhiều người bôi ít hơn một nửa so với những gì chúng ta cần để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời hoặc bỏ qua toàn bộ phần da tiếp xúc ánh nắng gồm cổ, tai, vai. Ở phụ nữ, u hắc tố được phát hiện chủ yếu là ở chân, cánh tay; trong khi ở nam giới, các khu vực thường gặp là thân, đầu và cổ. Đây là những vị trí tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời, cho thấy mối liên quan giữa tiếp xúc ánh nắng mặt trời kéo dài và ung thư da. Sự phổ biến của loại kem chống nắng 1 lần mỗi ngày có nghĩa là chúng ta đang bôi kem tác dụng kéo dài nhưng ít thường xuyên hơn, vì vậy nếu chúng ta bỏ qua một vị trí, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề.
Khắc phục: Thoa kem chống nắng vào từng vị trí nhỏ của cơ thể là cách duy nhất để đảm bảo bạn đang sử dụng đúng. Thoa kem từ đầu tới chân hoặc đứng trước một chiếc gương đứng để chắc chắn bôi đều và đủ. Hãy lựa chọn kem chống nắng một cách cẩn thận, tốt nhất là chọn những loại đã có thương hiệu.
Hà Ngân
(Theo TOF)
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!