6 thực phẩm tưởng tốt nhưng sự thật là...

Dinh dưỡng cho Trẻ - 05/06/2024

Hello Bacsi - 6 loại thực phẩm được chia sẻ trong bài viết này có thể là thực phẩm có hại cho bé và gia đình nếu bạn không biết sử dụng đúng cách.

Chắc hẳn việc chuẩn bị cho bé và cả gia đình những loại thực phẩm tươi ngon, xanh mướt luôn làm người mẹ – nội trợ chính trong nhà rất hạnh phúc. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bạn cần phải chú ý rất nhiều thứ. Cho dù các gói sản phẩm nói rằng thực phẩm đó có lợi cho sức khỏe hoặc đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, bạn vẫn nên kiểm tra kĩ thành phần dinh dưỡng của chúng. Nó có thể sẽ chứa những thứ khác mà gia đình bạn không cần đến. Dưới đây là một số thực phẩm có thểkhông hoàn toàn bổ dưỡng như bạn nghĩ.

Nho khô

Bên cạnh việc giàu chất xơ, đa số nho khô cũng được phủ thêm một lớp đường không tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, thông thường, chúng ta còn không nhận ra lượng muối rất lớn trong loại thực phẩm này vì vị ngọt của nó đã lấn át.

Giải pháp cho bạn là hãy ăn ngũ cốc thay vì nho khô. Chú ý chọn ngũ cốc chứa ít hơn 300 mg natri và 8 g (khoảng 2 muỗng cà phê) đường trong mỗi khẩu phần. Tốt hơn nữa, bạn nên chọn loại yến mạch cắt hạt tấm vì chúng không có natri hoặc đường và ăn kèm trái cây hoặc 1-2 thìa cà phê mật ong nếu thích.

Thực phẩm gắn nhãn “ít chất béo” hoặc “không chứa chất béo”

Bạn nên cẩn trọng với các loại thực phẩm chế biến sẵn được gắn nhãn “ít béo,” “giảm chất béo” và “không chứa chất béo”. Thông thường, chúng là các các loại nước dùng salad, bơ đậu phộng và đồ ăn nhẹ như bánh quy giòn được bổ sung thêm đường hoặc muối để bù đắp sự thiếu hương vị khi không có chất béo. Thậm chí, đôi khi chúng còn có hàm lượng calo cao hơn các món có đủ chất béo.

Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng loại nào chứa chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô-liu, dầu bắp và dầu đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể.

Để thực hiện hỗn hợp trộn salad của riêng mình, hãy trộn dầu ô liu với giấm thơm hay nước chanh rồi rưới hỗn hợp này lên rau xà lách hoặc rau củ nướng.

Sinh tố

Lượng đường có trong sinh tố có thể tương đương với lượng đường trong trà sữa. Tại sao sinh tố lại có nhiều đường đến thế? Một phần trong số đó là từ đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, cộng thêm lượng đường từ sirô, đường nhân tạo hay kem. Vì thế, bạn nên cho cả gia đình thưởng thức trái cây tươi hoặc nước ép không cho thêm bất cứ loại đường hay hương liệu. Nếu con bạn thích ngọt, bạn nên trộn trái cây tươi với sữa chua trắng và một thìa cà phê mật ong. Như vậy, ly sinh tố này vừa ít calo mà lại đầy đủ lợi ích từ chất xơ.

Thực phẩm không có gluten

Nếu bị loét dạ dày, bạn sẽ không thể dung nạp gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và các loại ngũ cốc. Các chuyên gia cho rằng nhiều thức ăn không có gluten, đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn, là một cái “bẫy” vì việc loại bỏ gluten khiến nhiều hương vị bị mất đi và nhà sản xuất buộc phải thêm đường để làm món ăn ngon hơn.

Đồng thời, việc không ăn các thực phẩm chứa gluten khiến bạn thiếu đi vitamins B, khoáng chất và chất xơ có trong những thực phẩm này. Vì thế, nếu trong gia đình có người mắc bệnh đường ruột, bạn nên tìm một chuyên gia dinh dưỡng đáng tin cậy để tham khảo về thực đơn riêng cho họ, thay vì cả nhà bạn cùng bỏ ăn thực phẩm không có gluten. Bên cạnh đó, bạn nên nhớ ngũ cốc nguyên hạt tốt hơn các loại tinh chế.

Các thức uống thể thao

Bạn không nên để những thước phim quảng cáo của những vận động viên nổi tiếng đánh lừa về lợi ích của các loại thức uống thể thao, trừ khi bạn hoặc con tập thể dục với cường độ cao trong một hoặc nhiều giờ. Vì sao vậy?

Ngoài chất điện giải như muối và các khoáng chất, các thức uống thể thao còn chứa một lường đường lớn. Một chai nước uống thể thao thường có khoảng 3 muỗng cà phê đường và người tập thường không chỉ uống một chai. Hãy nhớ rằng nước lọc luôn là sự lựa chọn tốt nhất.

Granola

Hiện nay, nhiều bà mẹ đang truyền tai nhau món Granola, một món ăn thú vị và rất bổ dưỡng du nhập từ trời Tây. Granola bao gồm yến mạch, các loại hạt khô, trái cây khô… được nướng cho giòn thơm.

Để biến nó thành bữa ăn sáng lý tưởng cho cả gia đình, bạn cần điều chỉnh chút ít cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của người Việt, ví dụ như chọn loại sữa chua trắng không đường, trái cây tươi rồi trộn đều với yến mạch, hồ đào, hạt lanh hay hạt chia.

Nếu tính mua Granola làm sẵn ở cửa hàng, bạn hãy đọc kĩ nhãn để chắc rằng đường không có mặt trong thành phần nhé.

Với những lưu ý nêu trên, Hello Bacsi tin rằng các mẹ có thể tự tin lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng cho sức khoẻ cả nhà.

Bạn có thể quan tâm đến đề tài:

  • 10 điều cần nhớ để tránh ngộ độc thực phẩm
  • Phân biệt thực phẩm hữu cơ, tự nhiên và lành mạnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!