Cuộc sống hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Và bạn hoàn toàn có thể thực hiện 5 cách sau để giúp cuộc sống gia đình thật thoải mái và hạnh phúc. Thực hiện ngay bạn nhé!
Mỗi khi về nhà, bạn luôn thấy áp lực? Vậy làm thế nào bạn có thể quán xuyến hết mọi việc để “hô biến” cuộc sống của mình trở nên dễ chịu và hạnh phúc hơn? Hãy áp dụng các bước sau nhé.
1. Dành thời gian cho nhau
Dành thời gian cho các thành viên trong gia đình giúp bạn hiểu rõ hơn về con cái và có được những giây phút vui vẻ.
Những cách đơn giản sau đây sẽ giúp kết nối gia đình bạn bền chặt hơn:
Làm các bữa ăn trở nên vui vẻ
Ăn uống cùng nhau sẽ giúp con trẻ tránh tình trạng biếng ăn và trầm cảm. Cả nhà có thể phụ mẹ vào bếp hoặc cùng nhau đi ăn vào dịp cuối tuần. Những điều giản đơn vậy thôi sẽ khiến tình cảm các thành viên trong gia đình gắn kết hơn đấy.
Cả nhà cùng bên nhau vào các ngày lễ
Hãy khóa điện thoại vào những dịp này nếu bạn không muốn con cái phàn nàn về việc bạn không dành thời gian cho gia đình. Bạn có thể đưa cả nhà dạo phố hoặc cùng xem phim.
Nếu bạn chuẩn bị mở tiệc, hãy chuẩn bị bữa tiệc đó cùng gia đình nhé.
Ngoài ra, đọc sách hay coi phim cùng con bạn mỗi tối sẽ giúp ích cho gia đình bạn nhiều hơn là việc la cà tiệc tùng. Hơn nữa, đọc sách cho con nghe là một cách hay để bạn có thể trò chuyện thân mật với trẻ.
Hiếu khách
Bạn hãy tạo một không khí thật thân thiện khi bạn của con đến chơi, giúp chúng cảm thấy thoải mái. Bạn hãy mua cầu lông và đồ ăn vặt lành mạnh cho các bé chơi đùa. Sự hiếu khách của bạn không chỉ khiến con trẻ vui hơn mà bạn còn có thể hiểu thêm về con qua việc trò chuyện với bạn của chúng nữa đấy.
Không nuông chiều con quá mức
Nghiên cứu cho rằng gia đình sẽ hạnh phúc hơn nếu có các quy định rõ ràng và chặt chẽ cho trẻ. Các bậc phụ huynh chính là người hướng dẫn cho trẻ những việc nên làm và không nên làm. Đưa ra một vài luật gia đình để dạy bảo con cái cũng là một cách hay bạn có thể thử áp dụng.
Tổ chức đi du lịch
Một kỳ nghỉ bên gia đình là cách hay để thay đổi không khí. Đến một nơi lạ sẽ khiến não tiết ra “chất hạnh phúc” dopamine, giúp mọi người vui vẻ hơn. Các nghiên cứu cho biết những người dành thời gian cho các chuyến đi chơi sẽ trẻ hơn những người chẳng mấy khi rời khỏi nhà.
Nếu không đi du lịch, gia đình bạn cũng có thể tham gia các hoạt động tình nguyện tại các bếp ăn hay mái ấm tình thương. Điều đó sẽ giúp con bạn có ý thức và lòng nhân đạo hơn.
Trân trọng nguồn gốc gia đình
Nói cho trẻ biết về tổ tiên sẽ giúp con bạn có cảm giác tự hào và phấn đấu học tập. Nếu con bạn không có cơ hội để nói chuyện với ông bà thì hãy cho chúng xem ảnh về các dịp vui hay các chuyến đi chơi.
Nhắn tin
Dù những sản phẩm công nghệ ngày nay đang khiến mọi người bị cuốn vào thế giới ảo nhưng việc nhắn tin hỏi thăm nhau vẫn rất được khuyến khích. Bằng những tin nhắn đơn giản, bạn vừa có thể quan tâm con, vừa thể hiện sự yêu thương của mình.
2. Hãy ngừng tranh cãi về tiền bạc
Tiền bạc là lý do cãi nhau của rất nhiều cặp đôi. Nếu muốn gia đình bạn vẫn giữ được hòa khí, bạn hãy áp dụng các gợi ý dưới đây:
Đừng giữ bí mật
Chia sẻ với nhau luôn là hướng giải quyết khi bạn gặp rắc rối. Đầu tiên hãy đặt ra một mục tiêu tài chính như để dành tiền mua nhà, trả hết nợ hay bắt đầu làm ăn…
Tiếp theo, cả hai cùng nên thảo luận về cách chi tiêu, tiết kiệm và đồng lòng hướng tới mục tiêu đã đề ra. Nếu có khó khăn, cả hai cùng tìm cách giải quyết.
Giữ một quỹ riêng
Dù việc giấu tiền riêng là không nên nhưng có một quỹ riêng để tiêu xài cho bản thân là hợp lý và lành mạnh. Vì vậy, bạn có thể trích một phần lương để dành dụm hay tiêu xài tùy ý, miễn là nó không ảnh hưởng tới mục tiêu chung.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu bạn không giỏi quản lý tiền bạc, hãy tham khảo ý kiến từ bố mẹ hoặc ai đó rành về việc này.
Trên đây là 2 cách đầu tiên trong chuỗi 5 cách giúp bạn xây dựng gia đình lành mạnh và hạnh phúc hơn. Nhớ đừng quên đón đọc phần 2 ngay sau đây bạn nhé.
Manulife – Vun đắp nhịp gia đình
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 5 phút đơn giản khiến vợ hạnh phúc
- 5 cách giúp cuộc sống gia đình thật thoải mái, hạnh phúc và lành mạnh (Phần 1)
- 10 tác hại của căng thẳng mà bạn nên biết (Phần 1)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!