7 sai lầm bạn hay mắc phải khi rửa chén

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Rửa chén là một công việc đơn giản mà tất cả chúng ta đều có thể làm được, nhưng liệu bạn có chắc chắn là mình không hề mắc sai lầm khi rửa chén?

Rửa chén là một công việc đơn giản mà tất cả chúng ta đều có thể làm được, nhưng liệu bạn có chắc chắn là mình không hề mắc sai lầm khi rửa chén?

Sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng từ những thói quen nhỏ hàng ngày, trong đó có cả việc rửa chén. Công việc này quá quen thuộc và đơn giản đến nỗi hầu hết chúng ta đều chủ quan làm theo thói quen mà không hề bận tâm đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Hãy cùng xem bạn có mắc phải những sai lầm khi rửa chén sau đây không để kịp thời điều chỉnh ngay nhé!

1. Lấy quá nhiều xà phòng

Là một trong những vật dụng cần được vệ sinh hàng ngày, để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn có thể muốn lấy thật nhiều xà phòng để rửa sạch hơn. Nếu trong chậu rửa chén của bạn tràn ngập bong bóng thì bạn đang sử dụng quá nhiều xà phòng rồi đấy. Tuy nhiên, điều này không giúp chén đĩa của bạn được sạch sẽ hơn đâu, đặc biệt là nếu bạn dùng máy rửa chén.

Hãy sử dụng lượng thấp nhất mà máy rửa chén yêu cầu và từ từ tăng dần lượng xà phòng cho đến khi chén đĩa sạch sẽ. Lượng xà phòng dư không được rửa sạch sẽ khiến chén đĩa của bạn trông mờ đục hơn và cuối cùng có thể vào cơ thể của bạn qua thức ăn nữa.

Bạn cũng nên tránh sử dụng các loại xà phòng có chứa thuốc tẩy trắng, triclosan và những chất diệt khuẩn mạnh khác vì có thể tạo nên các chuẩn vi khuẩn siêu kháng thuốc. Ngoài ra, chất borax có trong xà phòng có thể gây phá hủy hormone trong cơ thể hay 1,4-dioxane là chất gây ung thư theo khuyến cáo của hiệp hội môi trường Mỹ. Vì thế, chỉ cần dùng loại xà phòng đơn giản và nước ấm là đủ để làm sạch chén đĩa của bạn rồi.

2. Tiết kiệm nước rửa chén

Đây chính là một trong những sai lầm phổ biến nhất khiến cho chén đĩa của bạn không được làm sạch hoàn toàn. Liệu có cách nào vừa tiết kiệm được nước nhưng vẫn đảm bảo rửa sạch chén đĩa?

Khả năng tiết kiệm nước giữa rửa chén bằng tay và máy rửa chén là khá rõ ràng. Máy rửa chén thường sử dụng rất ít nước, chỉ khoảng bằng 1/9 lượng nước so với rửa bằng tay. Vì thế, khi sử dụng máy rửa chén, yêu cầu cần rửa tráng qua trước khi cho vào máy, bạn có thể tận dụng những nước đã qua sử dụng như nước rửa rau, nước vo gạo để tiết kiệm.

Còn khi rửa chén bằng tay, bạn nên dùng vòi nước chảy chậm để tiết kiệm. Bạn có thể sử dụng một thau nhỏ để rửa mà không cần rửa từng chén dưới vòi nước.

3. Rửa chén bằng bọt biển

Bạn sẽ tạo cơ hội để các mầm bệnh gây hại tồn tại ngay trong bồn chén của mình khi sử dụng miếng bọt biển. Vì miếng bọt biển có thể chứa hàng ngàn vi khuẩn như E.coli và Salmonella trên mỗi 2,5 cm. Bề mặt gồ ghề của miếng bọt biển giúp loại bỏ thức ăn bám trên chén đĩa nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh cư trú.

Hãy thay thế các miếng bọt biển bằng nhựa và nhiều màu sắc ấy bằng những các loại chất liệu tự nhiên có chứa sợi như vải chẳng hạn. Miếng vải tuy vẫn là môi trường cư trú cho nhiều vi khuẩn như miếng bọt biển nhưng nếu biết cách sử dụng, miếng vải rửa chén có thể sạch sẽ hơn.

Bạn nên treo miếng vải sau khi rửa chén xa khỏi bồn rửa, để ráo nước và phơi khô giữa những lần sử dụng, bạn cũng nên giặt sạch mỗi ngày để đảm bảo vi khuẩn ít cư trú hơn.

4. Không vệ sinh bồn rửa chén

Bồn rửa chén chính là một trong những vị trí chứa nhiều vi khuẩn nhất trong bếp! Nếu bạn không vệ sinh bồn rửa chén của mình, bạn có thể đang làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên trong gia đình đấy. Bồn rửa chén ở phòng bếp thường chứa nhiều mầm bệnh gấp 100.000 lần so với phòng tắm hay toilet. Vì thế, bạn nên rửa sạch bồn chén hay chậu rửa hằng ngày với giấm và baking soda hoặc giấm và muối.

Nếu sử dụng máy rửa chén, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nhiệt độ và độ ẩm trong đó có thể tạo môi trường cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Nếu máy rửa chén có mùi, bạn cần phải vệ sinh ngay nhé.

Thỉnh thoảng bạn nên cho máy rửa chén hoạt động một mình với giấm và baking soda để vệ sinh máy và đừng quên rửa đường ống dẫn nước nữa.

7 sai lầm bạn hay mắc phải khi rửa chén

5. Rửa chén không đúng cách

Từ việc đặt những thứ không thích hợp vào máy rửa chén đến việc dùng chất tẩy rửa mạnh với bình lọ, nồi chảo đều là những cách rửa chén không đúng. Hãy lưu ý những điều sau đây để rửa chén đúng cách nhé:

• Tránh dùng xà phòng với chảo sắt và thay thế bằng bàn chải với nước sạch. Đừng quên hơ khô chảo sắt trên bếp lửa và thêm dầu vào khi chảo đang nóng.

• Đừng bao giờ đặt đồ gỗ vào máy rửa chén vì nhiệt độ và độ ẩm cao trong máy có thể làm các vật đồ gỗ bị căng phồng và gãy. Bạn nên rửa chén bát gỗ bằng tay và tránh ngâm nước.

• Tránh để các loại dao có tay cầm trong máy rửa chén. Rửa bằng tay sẽ giúp dao duy trì độ sắc bén và không phá hư tay cầm và chỗ nối.

Rửa chén bằng máy sẽ tiện lợi hơn, nhưng rửa chén bằng tay tốt hơn vì nước rửa chén có thể tẩy sạch các vết bẩn thừa, đồng thời tránh được sự va chạm trong máy rửa chén có thể làm trầy xước chén đĩa. Bạn nên lưu ý để chảo đồng tránh xa khỏi máy rửa chén nữa nhé.

6. Rửa quá nhiều chén đĩa cùng lúc

Nếu bạn để quá nhiều vào máy, chén đĩa của bạn có thể không được rửa sạch sẽ và tồn đọng nhiều xà phòng, vì chén đĩa cần không gian để nước ra vào và rửa sạch. Hãy để chén ở máng trên của máy rửa chén và đối diện với vòi phun nước. Nếu bạn không thể quan sát bên trong cái chén hay đĩa từ bên dưới, nghĩa là không đủ không gian cho phép máy rửa sạch sẽ.

Nếu rửa chén bằng tay, bạn nên thay nước thường xuyên hoặc chia thành 2 – 3 đợt rửa khi chén bát quá nhiều. Đừng tận dụng tiếp nước rửa chén khi thấy nổi váng mỡ hay màu nước chuyển sang hơi đục nhé.

7. Không vệ sinh nhà bếp

Thói quen vệ sinh nhà bếp thường xuyên sẽ giúp bạn phòng tránh sự lây lan của nhiều vi khuẩn gây hại khi rửa chén. Bạn có thể dùng nước ấm để rửa chén và nên rửa mọi thứ tiếp xúc với thịt sống để ngăn lây nhiễm vi khuẩn.

Bạn cũng nên bỏ đi khăn lau bẩn. Nếu bạn dùng khăn để lau tay hay bếp, bạn không nên dùng khăn đó để lau chén đĩa mà có thể dùng khăn sạch lau khô hay đặt chén đĩa vào giá chén để khô tự nhiên. Bạn nên cẩn thận với các loại đệm chén đĩa vì chúng có thể giữ nhiệt và độ ẩm, khiến vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Đừng chỉ lau dao thớt vì trung bình trong thớt có thể chứa hơn 200% vi khuẩn so với bàn ngồi toilet. Đây chính là một vật dụng quen thuộc ẩn chứa nguy cơ tiềm ẩn đáng sợ đối với sức khỏe. Bạn nên rửa thớt và dao với nước nóng và xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng có thể dùng muối và chanh để rửa sạch về mặt thớt gỗ của mình. Sau khi rửa, bạn hãy để khô tự nhiên và không để gần vũng nước.

Hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng mắc những sai lầm khi rửa chén vì chủ quan cho rằng đây là công việc đơn giản. Thật ra, chén bát chính là vật dụng trung gian đưa thức ăn vào cơ thể của chúng ta. Hãy điều chỉnh thói quen của mình một chút để ngăn ngừa mọi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 16 bí quyết nhỏ khi vào bếp giúp bạn sống khỏe hơn
  • 10 vị trí chứa nhiều vi khuẩn trong bếp nhất
  • 4 mẹo để giữ nhà bếp luôn an toàn cho mẹ bầu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!