Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bản thân rất dễ bị kiểm soát trong các mối quan hệ với cấp trên, người tuyển dụng… hay thậm chí là bạn bè và người thân trong gia đình. Làm sao để bạn không bị kiểm soát trong giao tiếp và giữ vững được lập trường của chính mình?
Kiểm soát tâm lý trong giao tiếp xảy ra khi bạn bị một ai đó chi phối vì lợi ích của họ. Người thao túng tâm lý cố tình tạo ra sự mất cân bằng trong giao tiếp và biến đối phương trở thành nạn nhân để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình.
Để tránh không bị kiểm soát trong giao tiếp, bạn nên nhớ 8 điều sau đây bất cứ khi nào cảm thấy bản thân đang “thất thế” trước một ai đó nhé!
1. Hiểu biết quyền lợi cơ bản của bản thân
Nguyên tắc quan trọng nhất khi trò chuyện với một người ưa kiểm soát tâm lý là hiểu biết những quyền lợi của bạn và nhận ra khi nào bạn bị xâm phạm. Miễn là không gây hại cho mọi người, bạn có quyền tự lên tiếng và bảo vệ quyền lợi của mình.
Một số quyền cơ bản của con người như:
- Quyền được tôn trọng
- Quyền nói lời từ chối mà không cảm thấy có lỗi
- Quyền được ưu tiên đặt quyền lợi của mình trên hết
- Quyền thể hiện cảm xúc, quan điểm và nguyện vọng của bản thân
- Quyền chăm sóc và bảo vệ bản thân khỏi bị đe dọa về mặt thể xác và tinh thần
- Quyền được tự do xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh cho bản thân.
Đặc biệt, người ưa kiểm soát trong giao tiếp sẽ muốn tước đoạt những quyền lợi của bạn để lợi dụng và phục vụ cho mục đích cá nhân họ.
♥ Khi nhận ra đang bị kiểm soát, bạn cần phải tuyên bố rằng rằng bạn mới là người kiểm soát cuộc sống của chính mình chứ không phải một ai khác.
2. Duy trì khoảng cách khi giao tiếp
Một cách để nhận diện kiểu người ưa kiểm soát trong giao tiếp chính là cách họ đối xử với mọi người theo nhiều mặt khác nhau và trường hợp khác nhau. Một số người ưa kiểm soát sẽ có xu hướng cư xử thái quá, có thể rất lịch sự với người này nhưng hoàn toàn thô lỗ với người khác.
♥ Hãy giữ một khoảng cách an toàn và tránh gắn bó quá mức với họ. Bạn không nhất thiết phải thay đổi hoặc cố gắng cải thiện điều đó ở họ.
3. Tránh trường hợp đổ lỗi cho bản thân
Một trong những chiến lược của người ưa kiểm soát là tìm kiếm và khai thác điểm yếu của bạn. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy không xứng đáng với sự kỳ vọng của họ hoặc có lỗi khi không thể làm hài lòng họ.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng vấn đề không nằm ở bạn và họ chỉ đang cố gắng khiến bạn cảm thấy xấu về bản thân mà thôi. Vì thế, hãy cân nhắc lại mối quan hệ của bạn với một vài câu hỏi dưới đây:
- Bạn có được đối xử một cách tôn trọng hay không?
- Những kỳ vọng và yêu cầu của bạn về bạn có hợp lý hay không?
- Sự trao đi trong mối quan hệ này chỉ đến từ một phía hay hai phía?
- Bạn có cảm thấy tốt và tự tin về bản thân khi ở trong mối quan hệ này hay không?
♥ Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều manh mối quan trọng để giải quyết vấn đề giữa bạn và người ưa kiểm soát.
4. Hướng chủ đề trò chuyện vào đối phương
Những người ưa kiểm soát tâm lý sẽ đưa ra những yêu cầu ở bạn và buộc bạn phải thay đổi bản thân để đáp ứng mong đợi của đối phương.
Khi nhận ra rằng bản thân đang bị lôi kéo, cách giải quyết tốt nhất là hãy tập trung lại vào đối phương bằng cách đặt một vài câu hỏi thăm dò sau đây:
- Bạn có cảm thấy điều này hợp lý hay không?
- Những điều bạn mong muốn từ tôi có công bằng hay không?
- Tôi có thể cho ý kiến được không?
- Bạn đang ra lệnh cho tôi hay hỏi ý kiến tôi?
♥ Những câu hỏi này sẽ khiến cho đối phương có thể nhận thấy ý đồ thật sự của họ. Nếu họ có nhận thức về điều đó, họ sẽ có thể thu hồi yêu cầu và rút lui.
5. Tận dụng thời gian trì hoãn như một lợi thế
Bên cạnh những yêu cầu vô lý, người ưa kiểm soát trong giao tiếp thường buộc bạn phải trả lời ngay lập tức để làm tăng áp lực và sự kiểm soát đối với bạn.
Trong trường hợp này, thay vì trả lời đối phương nhanh chóng, hãy cân nhắc đến việc kéo dài thời gian và tránh xa sức ảnh hưởng của đối phương.
♥ Bạn có thể làm chủ cuộc trò chuyện bằng cách trả lời rằng: “Tôi sẽ nghĩ về điều này”. Khi đó, bạn có đủ thời gian để đánh giá lợi và hại của tình huống rồi cân nhắc xem liệu bạn có muốn thỏa thuận công bằng hơn hay không.
6. Biết cách từ chối một cách khéo léo
Nói lời từ chối là một nghệ thuật giao tiếp mà bạn cần biết. Việc nói “không” một cách hiệu quả sẽ cho phép bạn giữ vững bị thế của mình trong việc duy trì mối quan hệ.
Hãy nhớ rằng quyền cơ bản của con người cũng bao gồm việc đặt quyền lợi của bạn lên trước hết và tự do nói “không”. Bạn có thể học cách từ chối mà không khiến người khác phật ý để cư xử tinh tế hơn nữa trong cuộc sống.
♥ Khi bạn muốn từ chối, hãy cố gắng nói một cách nhẹ nhàng và khéo léo để tránh làm tổn thương người khác. Ngoài ra, bạn không cần nói rõ lý do từ chối của mình để tránh bị người thích kiểm soát có cơ hội bắt bẻ nhé.
7. Xác định ranh giới một cách rõ ràng
Khi người ưa kiểm soát khăng khăng vi phạm đến giới hạn của bạn và bỏ qua lời từ chối, hãy dè chừng những hậu quả có thể xảy ra.
Biết cách xác định ranh giới một cách rõ ràng là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn có thể sử dụng để tránh bị làm phiền bởi những người kiểm soát quá mức. Điều này sẽ khiến cho đối phương dừng lại và buộc họ phải tôn trọng bạn.
♥ Bạn hãy thiết lập rõ ràng ranh giới cho mình về những gì mà bạn có thể chấp nhận hoặc không để không bị kiểm soát. Khi bị đối xử không đúng mực, bạn có thể rời đi mà không cần giải thích nhiều.
8. Đối phó với những kẻ bắt nạt bạn
Người ưa kiểm soát tâm lý cũng có thể trở thành kẻ bắt nạt khi họ đe dọa và gây hại cho một ai đó. Hãy nhớ rằng đối tượng mà họ lựa chọn luôn là những người yếu thế hơn họ. Vì thế, một khi ở trong tình thế bị động và tuân theo, bạn sẽ trở thành con mồi của họ.
♥ Một điều quan trọng là những người hung hăng sẽ chọn đối tượng mà họ nghĩ là yếu hơn. Tuy nhiên, một khi bạn biết đứng lên và đấu tranh vì quyền lợi của mình, họ sẽ rút lui.
Áp dụng 8 cách trên đây không chỉ giúp bạn có thể bảo vệ bản thân khi nói chuyện với những người ưa kiểm soát mà còn là kỹ năng cơ bản giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Đừng dễ dàng bị kiểm soát trong giao tiếp, bạn sẽ đánh mất giá trị của bản thân đấy!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 5 cách giúp bạn xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội
- Bạn muốn vượt qua sự ngại ngùng khi giao tiếp?
- Để giao tiếp không còn là nỗi sợ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!