9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộc

Tâm lý - 05/02/2024

Có rất nhiều lý do ngăn cản thành công khiến bạn chán nản với mục tiêu của mình. Nếu hiểu rõ những nguyên nhân và học cách khắc phục, bạn sẽ nhanh chóng gặt hái được vinh quang sau ngàn lần thất bại!

Có rất nhiều lý do ngăn cản thành công khiến bạn chán nản với mục tiêu của mình. Nếu hiểu rõ những nguyên nhân và học cách khắc phục, bạn sẽ nhanh chóng gặt hái được vinh quang sau ngàn lần thất bại!

Chúng ta thường nghe câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, câu nói này như một lời nhắn nhủ rằng thành công không đến với chúng ta dễ dàng. Vì vậy, muốn đạt được những ước mơ và thực hiện được những dự định mình ấp ủ, bạn cần học cách đứng dậy sau thất bại cũng như nhìn nhận những khuyết điểm của mình và khắc phục.

Vậy đâu là những lý do khiến bạn không thành công như mong đợi? Hãy khám phá những lý do ngăn cản thành công cùng các lời khuyên hữu ích dành riêng cho bạn!

1. Bạn mơ mộng nhiều hơn là hành động

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Không thể phủ nhận rằng mỗi người chúng ta đều có những mơ ước của riêng mình. Thế nhưng chúng ta không thể cứ mơ mộng xa vời và chờ đợi những điều kỳ diệu sẽ xuất hiện, vì thực tế bạn không thể thành công nếu bạn không cố gắng.

Nhiều người đã bị mắc kẹt trong chính giấc mơ riêng mình, thậm chí sống trong thế giới mà họ tự tưởng tượng ra. Họ luôn chờ đợi một phép lạ và không nỗ lực hết mình để theo đuổi mục tiêu. Hãy luôn nhớ rằng, nếu bạn ở yên và giậm chân tại chỗ, bạn sẽ không bao giờ đến được đích.

Bạn nên thay đổi thói quen và cuộc sống nhàm chán diễn ra đều đặn như trước đây. Đừng chần chừ mà hãy bắt tay vào làm một công việc mới, một điều gì mới khác biệt để biến ước mơ thành hiện thực!

2. Bạn không thể tập trung vào mục tiêu

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Mỗi ngày bạn dành ra bao nhiêu thời gian để lướt web hay Facebook?

Có không ít người lâm vào tình trạng bị cuốn vào những dòng tin trên mạng xã hội và tự nhủ với bản thân rằng: “Lướt web thêm 5 phút nữa thôi mình sẽ làm việc ngay!”. Thế nhưng, mọi thứ không chỉ dừng lại ở 5 phút và nhiều người đã tiêu tốn khá nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Điều này là do cuộc sống của chúng ta đầy những tiện ích, những chương trình phát sóng tin tức từ khắp nơi trên thế giới rất hấp dẫn và khó có thể bỏ qua. Chúng ta dường như đã “nghiện công nghệ” từ lúc nào chẳng biết và thậm chí không thể tập trung vào nhiệm vụ chính. Kết quả là, chúng ta có rất nhiều công việc chưa hoàn thành, cùng một “bãi chiến trường” đầy chén bát chưa rửa, quần áo chưa giặt…

Để có năng suất làm việc cao hơn và đáp ứng được thời gian hoàn thành mục tiêu, bạn có thể áp dụng phương pháp chia nhỏ công việc xen kẽ nghỉ ngơi.

Với kỹ thuật này, bạn có thể chia nhỏ ra những nhiệm vụ lớn hoặc những chuỗi nhiệm vụ trong ngày thành từng phần nhỏ để thực hiện, kết hợp xen kẽ với những khoảng thời gian nghỉ ngắn. Ví dụ, bạn đặt ra nhiệm vụ hoàn thành trong vòng 25 phút, trong thời gian này, bạn sẽ làm một cách tập trung và không được gián đoạn. Sau khi hoàn thành, bạn được phép nghỉ giải lao khoảng 5 phút.

Sau khi áp dụng phương pháp học tập và làm việc hiệu quả này, chắc chắn năng suất do tập trung sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

3. Bạn thiếu sự kiên trì thực hiện

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Bạn đã bao giờ bắt đầu thực hiện một số việc đồng thời và chưa hoàn thành bất kỳ việc nào chưa? Điều này chắc hẳn rằng đã xảy ra với hầu hết chúng ta ít nhất một lần trong đời. Ví dụ, một kế hoạch luyện tập một môn thể thao mới, một chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn, một dự án mới đều bắt đầu với sự nhiệt tình nhưng nhanh chóng mất động lực sau một tuần hay một tháng.

Chỉ có một lý do cho tình huống này đó là bạn thiếu sự kiên trì và các kết quả không được như bạn mong muốn khiến bạn nản chí.

Để không trở thành một người dễ bỏ cuộc, bạn nên kiên trì và tránh để bản thân bị quá tải khi thực hiện công việc.

4. Bạn không có trách nhiệm với sai lầm

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Không phải mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống đều là lỗi của chúng ta, nhưng khi điều tồi tệ xảy ra thì chúng ta cần có trách nhiệm đối mặt với sự việc đó.

Việc đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho những khó khăn sẽ không giúp bạn thay đổi tình hình. Bằng cách hoàn toàn chịu trách nhiệm cho một tình huống, bạn có thể nhìn nhận những lỗi sai và tìm hướng giải quyết tốt hơn cho công việc đó.

Khả năng thừa nhận sai lầm của chính mình và sửa chữa những sai lầm ấy chính là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường đến thành công.

5. Bạn thiếu hỗ trợ từ những người thân

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Một trong những bí mật giúp một người thành công chính là sự ủng hộ từ những người thân yêu của họ. Điều đáng buồn là không phải ai cũng nhận được những lời động viên hay ủng hộ hết mình từ gia đình, bạn bè hay người thân.

Đôi khi, chúng ta phải đối mặt với sự tiêu cực và sự hiểu lầm khiến cho việc tiếp tục theo đuổi con đường mà mình đã chọn trở nên khó khăn.

Điều quan trọng là bạn không bắt đầu giận dữ, gây xung đột hay oán trách người thân của bạn. Hãy giải thích với người thân việc bạn đang làm có ý nghĩa như thế nào, kết quả bạn muốn đạt được và bạn rất cần sự hỗ trợ quan trọng của họ.

6. Bạn tự suy diễn quá nhiều điều tiêu cực

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Đôi khi mọi chuyện chẳng đến nỗi tồi tệ, nhưng chính những suy nghĩ tiêu cực đã giết chết chúng ta. Khi gặp một điều gì đó tồi tệ trong cuộc sống như rớt đại học, không thể tốt nghiệp đúng hạn, thất nghiệp,… chúng ta có xu hướng suy nghĩ quá nhiều về những nguyên nhân sâu xa gây ra thất bại.

Việc tìm ra nguyên nhân để khắc phục là điều đúng đắn, thế nhưng nếu chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn tồi tệ hơn, thậm chí là trầm cảm.

Bạn hãy học cách phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách lành mạnh hơn. Tạm gác lại những điều làm mình chùn bước và hướng về phía trước là điều mà bạn cần làm. 

7. Bạn luôn tìm cách đổ lỗi khi thất bại

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Có 2 loại kiểu người trên thế giới, đó là những người cứ đổ lỗi cho tất cả mọi người xung quanh vì thất bại của họ và những người chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của chính mình.

Những người thích đổ lỗi có thể oán trách cuộc đời, số phận hoặc cha mẹ của họ đã không cung cấp cho họ đủ mọi thứ để thành công. Trong khi nhiều người dã sớm nhận ra rằng thành công chỉ phụ thuộc vào nỗ lực, kiên trì vào mục tiêu và không có lý do gì để bạn hờn trách cả thế giới.

Đáng ngạc nhiên, thất bại có thể kích thích chúng trở nên thành công hơn nữa. Hãy nhớ rằng mọi thất bại đều từ chính chúng ta và cũng chỉ chính chúng ta mới có thể khiến tương lai của mình thành công và tốt đẹp hơn!

8. Mục tiêu của bạn không thực tế

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Có thể chúng ta có những ước mơ, nhưng những ước mơ quá xa rời thực tế sẽ khiến bạn nhanh chóng thất bại và nản chí.

Bạn cần phải có một sự hiểu biết cặn kẽ về những nguồn lực bạn có và thời gian đạt được mục tiêu như thế nào. Bạn cũng cần đặt mục tiêu một cách hợp lý và tiếp cận những cách thức hiệu quả để đạt được thành công.

Phương pháp SMART có thể giúp bạn rất nhiều khi thiết lập và phân tích mục tiêu. Và ngay cả khi mục tiêu mà bạn đặt ra là không thực tế, bạn vẫn có thể cố gắng xây dựng mục tiêu ấy theo cách khác hoặc chia thành các mục tiêu phụ. 

Dưới dây là công thức của phương pháp SMART:

S – Specific: Bạn nên cụ thể hóa mục tiêu, khiến mục tiêu trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn.

M – Measurable: Bạn phải đo lường được mục tiêu của mình theo ngày, theo tuần. Ví dụ, thay vì mục tiêu là giảm cân, bạn có thể đo lường bằng cách đặt mục tiêu “giảm 2 kg trong 2 tuần”.

A – Attainable: Bạn cần biết điều gì mà bạn có khả năng đạt được. Ví dụ, khi mục tiêu quá xa vời khiến bạn chán nản, hãy chia nhỏ mục tiêu và thời gian hoàn thành mục tiêu của bạn.

R – Relevant: Bạn nên thực hiện những việc liên quan đến mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu bạn muốn đi du học ở Mỹ, bạn cần phải đặt mục tiêu là học tiếng Anh và phỏng vấn visa thành công trước.

T – Time-Bound: Giới hạn thời gian hoàn thành mục tiêu là điều rất cần thiết. Hãy cụ thể từng thời gian hoàn thành mục tiêu nhỏ và đặt ra thời hạn hoàn thành mục tiêu chính của bạn.

9. Bạn luôn trách cứ bản thân khi thất bại 

9 lý do ngăn cản thành công khiến bạn dễ bỏ cuộcNguồn: brightside.me

Mỗi người chúng ta ai mà chẳng đôi lần thất bại. Có thể, những thất bại khiến bạn mệt mỏi, chùn bước và đôi khi bạn tự hỏi vì sao đã cố gắng hết sức nhưng kết quả không tốt. Trong trường hợp này, bạn có thể mắc kẹt trong sự trầm cảm và cảm thấy tự trách bản thân. Nhưng chỉ cần bạn phân tích tình huống, hiểu những điều bạn đang làm sai và thử lại một lần nữa, chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm cho lần sau.

Bạn có thể nhìn vào thành công của Stephen King vì ông là một ví dụ điển hình về sự kiên trì bền bỉ. Mặc dù bị biên tập viên từ chối 30 lần để xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình mang tên Carrie, ông vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê và trở thành ông hoàng của những tác phẩm kinh dị lừng lẫy như bây giờ.

Chúng ta sống cho ngày hôm nay và ngày mai chứ không phải là quá khứ. Vì thế, nếu đã từng thất bại, bạn cũng không nên tự trách mình và chìm trong sự đau khổ mà hãy mạnh mẽ hướng về phía trước.  

Hãy thay đổi bản thân tích cực mỗi ngày vì thành công sẽ không quay lưng với những ai cố gắng và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình. Luôn tin vào chính bản thân và những gì bạn đang làm, một ngày đẹp trời nào đó, thành công sẽ gõ cửa nhà bạn!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những thói quen buổi sáng của người thành đạt
  • Bạn có thể thành công mà không cần cố gắng?
  • 9 điều bạn không nên nhân nhượng để có sự nghiệp thành công

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!