Đôi khi bạn vô tình nói ra câu gì đó với con mà chẳng nghĩ ngợi gì. Song bạn có biết điều này sẽ ảnh hưởng đến trẻ không? Ảnh hưởng đó là gì? Và những điều không nên nói với trẻ là gì?
1. “Không được khóc”
Không nên: Khi không thể kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ la rầy bé như thế. Trẻ sẽ suy nghĩ: “Càng khóc mình sẽ càng bị la thôi”. Dần dần trẻ sẽ thu mình lại, giấu cảm xúc và không chia sẻ với ba mẹ cũng như bạn bè điều gì cả.
Nên: Theo các chuyên gia tư vấn, bạn có thể hỏi: “Tại sao con khóc?”, “Nói cha/mẹ nghe xem con bị gì?”.
2. “Ai dạy con cái này?”
Không nên: Khiến trẻ nghĩ: “Ba mẹ không biết trò này là do mình nghĩ ra” nên trẻ có thể thoát tội nếu đổ lỗi cho người khác.
Nên: Chuyên gia tư vấn tâm lý khuyên bạn nên hỏi: “Sao con lại làm vậy?”. Cách hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu được sự phá phách ấy do trẻ tự bày ra hay do ai khác xúi giục.
3. “Về nhà mẹ sẽ nói chuyện với con”
Không nên: Vì trẻ sẽ lo sợ và nghĩ: “Ba mẹ có thể sẽ đánh mình. Ba mẹ không thương mình”.
Nên: Chuyên gia tư vấn khuyên bạn nên nói: “Để ba/mẹ nói cho con nghe cái gì làm ba/mẹ buồn”. Khi nghe quan điểm của bạn, trẻ sẽ học được cách nghĩ đến cảm xúc của bố mẹ trước khi hành động.
4. “Con phải nghe lời người lớn”
Không nên: Khiến trẻ hình thành thói quen nghe lời người lớn, kể cả người lạ qua câu nói trên.
Nên: Theo các chuyên gia tư vấn, bạn nên dạy trẻ: “Con phải biết nghe lời cha mẹ” để trẻ dần hình thành lối tư duy phản biện và học được cách hoài nghi “lành mạnh” với người lạ.
5. “Đừng có keo kiệt như vậy!”
Không nên: Nói như vậy với trẻ vì trẻ sẽ nghĩ: “Mình phải chia sẻ mọi thứ. Chẳng có gì là của riêng mình cả”. Dần dần ý nghĩ này sẽ khiến trẻ không biết bảo vệ những thứ thuộc về mình.
Nên: Theo chuyên gia tâm lý, bạn nên hỏi bé: “Con có muốn đổi đồ chơi với bạn không?”. Nếu trẻ không muốn thì bạn cũng không nên ép.
6. “Con xem bạn con kìa!”
Không nên: Khiến trẻ mất tự tin và nghĩ mình chẳng làm được gì. Trẻ sẽ nghĩ: “Mình tệ hơn người khác. Chẳng có lý do gì để cố gắng nữa”.
Nên:Nêu rõ điểm mạnh và khích lệ trẻ nhiều hơn.
7. “Con còn nhỏ không nên hỏi vấn đề này”
Không nên: Vì trẻ sẽ tìm đến những nguồn khác ít độ tin cậy hơn.
Nên: “Bây giờ ba/mẹ chưa trả lời được. Cho ba/mẹ suy nghĩ tí nha”. Cách này giúp bạn giữ được “quyền lực” trong mắt bé và sẽ không làm các bé mất lòng tin.
Manulife – Vun đắp nhịp gia đình
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bật mí 9 bí quyết giúp trẻ phát triển thói quen lành mạnh
- Rối loạn tâm lý ở trẻ em, bố mẹ đừng xem thường!
- 5 nguyên tắc dạy con tưởng đúng mà kỳ thực lại không nên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!