Theo nghiên cứu mới này, ăn một vài khẩu phần hạt mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ phát triển nhịp tim bất thường, rung nhĩ.
Mức độ sử dụng hạt thường xuyên này cũng có thể làm giảm nguy cơ suy tim mặc dù các kết quả còn chưa nhất quán.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng ăn hạt thường xuyên có liên quan tới nguy cơ bệnh tim/đột quỵ và nguy cơ tử vong thấp hơn nhưng không làm rõ loại bệnh tim mạch nào có liên quan tới việc sử dụng hạt.
Để nghiên cứu sâu hơn điều này, các nhà nghiên cứu đã lấy thông tin dựa trên một bảng hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm và thông tin lối sống từ hơn 61.000 người Thụy Điển từ 45-83 tuổi.
Sức khỏe tim mạch của họ được theo dõi trong 17 năm sau đó (tới cuối năm 2014) hoặc cho tới khi chết.
Những người ăn hạt có xu hướng được giáo dục tốt hơn và có lối sống lành mạnh hơn so với những người không bổ sung hạt vào chế độ ăn. Họ cũng ít hút thuốc hơn ít có tiền sử bị huyết áp cao. Họ gầy hơn, hoạt động thể chất tích cực hơn, uống nhiều rượu và ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
Sử dụng các loại hạt có liên quan tới giảm nguy cơ đau tim, suy tim, rung nhĩ và phình động mạch chủ bụng sau khi tính đến các yếu tố độ tuổi và giới tính.
Nhưng khi một số yếu tố nguy cơ có khả năng ảnh hưởng được tính đến bao gồm lối sống, chế độ ăn, bệnh tiểu đường và tiền sử gia đình, chỉ các mối liên quan với rung nhĩ và với suy tim được làm rõ.
Chế độ ăn càng bao gồm nhiều các loại hạt, nguy cơ mắc rung nhĩ càng thấp.
Ăn một khẩu phần hạt 1 tới 3 lần mỗi tháng có liên quan tới giảm 3% nguy cơ và tăng tới 12% khi ăn 1 tới 2 lần mỗi tuần và tới 18% khi ăn từ trên 3 lần mỗi tuần.
Những phát hiện về suy tim là ít nhất quán: sử dụng hạt mức độ trung bình nhưng không cao có liên quan tới nguy cơ thấp hơn 20%.
Tăng mỗi khẩu phần hạt ăn trong tuần liên quan tới giảm 4% nguy cơ rung nhĩ.
BS Thu Vân
(theo Univadis/THS)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!