Ăn khi bụng đói có thể khiến bạn tiêu thụ gấp đôi thực phẩm có hại!

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Một chiếc bụng đói cồn cào có thể khiến bạn hoa mắt mỗi khi nhìn thấy thức ăn và dễ dàng dung nạp bất cứ thứ gì có thể lấp đầy bụng, đặc biệt là những thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, thói quen ăn khi bụng đói này lại không hề tốt cho dạ dày của bạn chút nào.

Một chiếc bụng đói cồn cào có thể khiến bạn hoa mắt mỗi khi nhìn thấy thức ăn và dễ dàng dung nạp bất cứ thứ gì có thể lấp đầy bụng, đặc biệt là những thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, thói quen ăn khi bụng đói này lại không hề tốt cho dạ dày của bạn chút nào.

Bạn muốn bắt đầu bữa sáng lành mạnh bằng những thức ăn bổ dưỡng nhưng trong tủ lạnh chỉ toàn là những thức ăn nhanh “kém sang”? Bạn có thể sẽ giật mình mỗi cuối ngày vì lựa chọn thực phẩm sai lầm trong lúc bụng bạn đang “kêu gào” vì đói. Hãy bình tĩnh và thay đổi những thói quen ăn uống có hại trước khi dạ dày bạn lên tiếng nhé.

Bụng đói dễ khiến bạn lựa chọn thực phẩm sai

Ăn khi bụng đói có thể khiến bạn tiêu thụ gấp đôi thực phẩm có hại!

Khi đói, hầu như mọi thức ăn đều làm bạn cảm thấy ngon miệng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã dùng bữa xong, bạn vẫn muốn ăn thêm bởi vì bạn chưa cảm thấy hài lòng. Thực tế là những người ăn khi bụng đói thường khó có thể cưỡng lại các loại thực phẩm không lành mạnh như bánh mì kẹp thịt, pizza, kem tươi, các loại bánh kẹo…

Một nghiên cứu về việc mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa chỉ ra rằng khi đói, bạn có khả năng tiêu thụ gấp đôi lượng thực phẩm không lành mạnh. Điều này lý giải cho việc những người đang đói bụng có xu hướng nghĩ đến nhiều loại thực phẩm có hàm lượng calo cao cung cấp nhiều năng lượng hơn. Điều này ảnh hưởng đến lựa chọn thực phẩm mà họ mua trong tuần. Những thực phẩm này có thể bao gồm thịt đỏ, kẹo và đồ ăn nhẹ thay vì các loại thực phẩm lành mạnh hơn như ức gà, rau và trái cây.

Khi cơ thể bị mất đi năng lượng, phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ tích cực nạp các loại thực phẩm giàu calo để thay thế calo bị mất và lưu trữ trong cơ thể. Hậu quả là bạn sẽ tiêu thụ các thực phẩm thiếu lành mạnh gây tăng cân và hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác sẽ phát sinh nếu ăn khi bụng đói.

Làm sao để tránh ăn nhiều khi bụng đói?

Ăn khi bụng đói có thể khiến bạn tiêu thụ gấp đôi thực phẩm có hại!

Để tránh tình trạng ăn khi bụng đói gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, bạn nên lưu ý 2 nguyên tắc quan trọng sau đây nhé:

1. Luôn chuẩn bị sẵn thức ăn nhẹ lành mạnh

Nếu bạn có một thói quen xấu là chờ đợi cho đến khi thật đói mới tìm thứ gì đó bỏ bụng, hãy chuẩn bị sẵn các loại thức ăn nhẹ lành mạnh để “cứu đói”. Nếu bạn đang làm việc, hãy để một ít hạnh nhân hoặc các món ăn nhẹ là thực phẩm giàu protein khác trong ngăn kéo. Khi bạn cảm thấy mình đói, hãy ăn lót dạ một số loại hạt để tránh cảm giác bụng đói cồn cào.

Những món ăn nhẹ này không nên dùng làm thức ăn thay thế bữa chính. Đây chỉ là một cách đơn giản để giải quyết cơn đói cho đến khi bạn có thể ăn bữa chính một cách cân bằng và lành mạnh. Việc chuẩn bị thực phẩm dự phòng sẽ giúp bạn ăn uống lành mạnh hơn ngay cả khi bận rộn.

Ăn khi bụng đói có thể khiến bạn tiêu thụ gấp đôi thực phẩm có hại!

2. Có thói quen ăn nhẹ đúng giờ giấc

Nếu bạn muốn duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, hãy luôn chọn các loại thức ăn nhẹ tốt cho sức khỏe. Khi bạn lên danh sách mua thực phẩm, hãy nhớ mua các món ăn dễ dàng mang theo, cũng như các loại thực phẩm bạn có thể dễ dàng chế biến thành bữa ăn sáng, bữa trưa và bữa tối. Điều này không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn và ít căng thẳng hơn khi tìm kiếm một cái gì đó để ăn khi bụng rỗng.

Nếu bạn cảm thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các vấn đề về dạ dày với tần xuất ngày càng nhiều hơn thì bạn hãy thay đổi ngay để có một cuộc sống vui khỏe và lành mạnh nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thức ăn trên máy bay có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ
  • Các loại thức ăn nhanh nào ít ảnh hưởng đến sức khỏe?
  • Hâm nóng thức ăn có làm mất đi chất dinh dưỡng?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!