Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

Chăm sóc mẹ bầu - 03/19/2024

Bà bầu bị sốt rét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ lẫn con. Tuy nhiên, phòng ngừa và điều trị sẽ giúp xua tan đi nỗi lo.

Bà bầu bị sốt rét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ lẫn con. Tuy nhiên, phòng ngừa và điều trị sẽ giúp xua tan đi nỗi lo lắng.

Mang thai là một giai đoạn khó khăn. Nó đi kèm với các vấn đề sức khỏe nhưng bạn lại phải hạn chế trong việc sử dụng thuốc để điều trị như trước kia. Cho dù bị sốt hay cảm lạnh, nhiều mẹ bầu sẽ lựa chọn các biện pháp cải thiện tại nhà vì sợ ảnh hưởng xấu của thuốc đối với em bé.

Nhưng nếu bạn gặp phải một số tình trạng nghiêm trọng chẳng hạn như sốt rét khi mang thai thì sao? Có nguy cơ nào có thể xảy ra cho mẹ bầu và thai nhi trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời? Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này để biết được các thông tin cần thiết xoay quanh tình trạng bà bầu bị sốt rét.

Dấu hiệu bà bầu bị sốt rét

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng sốt rét đôi lúc biểu hiện tương tự như nhiễm cúm hoặc nhiễm virus. Chỉ có xét nghiệm máu mới giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng nhiễm trùng. Các dấu hiệu phổ biến của sốt rét khi mang thai bao gồm:

  • Đau cơ
  • Vàng da
  • Khó chịu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Lá lách phình to
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Sốt cao và đổ mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh.

Việc sớm nhận biết và điều trị sốt rét khi mang thai là điều quan trọng vì căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng sức khỏe khác cho cả mẹ lẫn em bé.

Biến chứng khi bà bầu bị sốt rét

Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

Sốt rét được phân loại thành nhiễm trùng không biến chứng và nặng. Nhiễm trùng sốt rét không biến chứng liên quan đến các tình trạng như đau đầu, sốt, run rẩy và đổ mồ hôi từ 2 – 3 ngày và kéo dài trong 6 – 10 giờ mỗi lần.

Sốt rét nặng là một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng có thể dẫn đến thiếu máu, hội chứng suy hô hấp cấp tính, sốt rét não và tổn thương nội tạng. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu có nguy cơ gặp phải:

  • Thiếu máu: Một khi ký sinh trùng plasmodium falciparum xâm nhập vào máu, nó sẽ dẫn đến hiện tượng tan máu, khiến nhu cầu được tiếp máu tăng lên. Điều này sẽ tạo ra tình trạng thiếu máu hoặc thậm chí xuất huyết sau sinh, gây tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.
  • Phù phổi cấp: Đây là một dạng thiếu máu nghiêm trọng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Tình trạng nhiễm trùng này không thể xem thường bởi sẽ khiến phổi bị chất lỏng xâm nhập gây ứ dịch trong phổi.
  • Ức chế miễn dịch: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của mẹ bầu. Cơ thể bạn sẽ liên tục tiết ra hormone ức chế miễn dịch có tên cortisol, khiến khả năng chống chọi lại với sự xâm nhập của các vi khuẩn hoặc vi trùng yếu dần.
  • Hạ đường huyết:Tình trạng này thường không có triệu chứng. Do đó, phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt rét cần phải được theo dõi liên tục để đề phòng hạ đường huyết.
  • Suy thận:Đây là một trong những biến chứng đi kèm khi bà bầu bị sốt rét. Trong thời gian mắc bệnh, nếu ký sinh trùng và tình trạng mất nước không được phát hiện sẽ dẫn đến rối loạn chức năng thận.

Tình trạng sốt rét nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động đến cả em bé trong bụng.

Biến chứng ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu người mẹ mắc bệnh sốt rét trong thời gian mang thai:

  • Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR): Nhau thai cung cấp nền tảng cho ký sinh trùng sốt rét bám vào, ngăn chặn việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đến trẻ sơ sinh nhẹ cân và chậm phát triển trong tử cung. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg thường có ít cơ hội sống sót hơn so với các trẻ có cân nặng cao hơn.
  • Lây truyền dọc: Một nguy cơ rõ ràng khác khi bà bầu bị sốt rét là nhiễm trùng lây từ mẹ sang con. Nếu phụ nữ mang thai được chăm sóc y tế kịp thời và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì thai nhi có thể sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các bác sĩ đưa ra lời khuyên nên thực hiện việc sàng lọc máu cho trẻ sơ sinh sau khi sinh để chặn đứng bất kỳ biến chứng nhiễm trùng nào.
  • Sẩy thai:Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1/2 phụ nữ mang thai bị sốt rét có triệu chứng sẩy thai và 1/3 thai phụ tiềm ẩn nguy cơ nếu sốt rét thuộc dạng không có triệu chứng. Tuy nhiên, biện pháp dùng thuốc có thể giúp mẹ bầu giảm đáng kể những nguy cơ trên.

Sốt rét khi mang thai có những rủi ro tiềm ẩn đối với cuộc sống của cả mẹ và em bé. Do đó, phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh sốt rét phải được chữa trị ngay lập tức để hạn chế nguy cơ.

Chẩn đoán bà bầu bị sốt rét

Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

Sốt rét khi mang thai rất khó để nhận biết và chẩn đoán vì cơ thể thai phụ thường không biểu hiện triệu chứng. Để đối mặt với vấn đề này, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập các mẫu máu từ nhau thai thông qua những hình thức kiểm tra sau:

  • Xét nghiệm phết máu: Một giọt máu được lấy và trải ra trên phiến kính hiển vi để được kiểm tra ký sinh trùng
  • Xét nghiệm chẩn đoán nhanh: Đây là hình thức phát hiện các kháng nguyên sốt rét trong máu bệnh nhân
  • Phản ứng chuỗi polymerase: PCR là một công cụ được sử dụng để chẩn đoán phân tử sốt rét.
  • Kiểm tra mô học: Phương pháp này đem đến kết quả chính xác hơn so với các phương pháp khác trong việc phát hiện sốt rét khi mang thai. Mô học liên quan đến việc kiểm tra các mẫu mô dưới kính hiển vi.

Một số loại thuốc an toàn cho thai kỳ sẽ được bác sĩ chỉ định cho bạn sử dụng để đẩy lùi bệnh sốt rét.

Điều trị cho bà bầu bị sốt rét

Sốt rét khi mang thai cần được quan tâm đặc biệt. Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc chữa bệnh an toàn cho mẹ bầu, tùy thuộc vào tình trạng. Ngoài ra, paracetamol cũng có thể được dùng để đẩy lùi cơn sốt cao. Thuốc sẽ có tác dụng trong 4 – 6 giờ với số lần sử dụng khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Trong khi điều trị, mẹ bầu cần lưu ý uống nước đầy đủ để không bị mất nước. Bạn cũng nên ăn các món ăn nhẹ để cảm thấy khỏe hơn.

Ngăn ngừa sốt rét khi mang thai

Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

Sốt rét do muỗi gây ra và điều này khiến bệnh dễ dàng được ngăn chặn, thông qua những cách thức sau:

  • Lắp lưới chống muỗi ở các cửa sổ
  • Dùng các sản phẩm ngăn ngừa muỗi đốt chẳng hạn như kem bôi, thuốc xịt
  • Nhìn chung, muỗi dễ dàng bị thu hút bởi màu tối. Do vậy, hãy ưu tiên trang phục có màu sắc tươi sáng để khiến loại vật này tránh xa
  • Mẹ bầu nên dọn dẹp khu vực sinh hoạt sao cho thật thoáng mát, thay nước bình hoa, cây cảnh mỗi ngày hoặc bật điều hòa thường xuyên vì muỗi không thể sinh sôi ở nhiệt độ lạnh.

Chế độ ăn uống cho bà bầu bị sốt rét

Không có chế độ ăn uống cụ thể cho bệnh nhân sốt rét. Do đó, nếu muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng, bạn nên xây dựng một thực đơn lành mạnh, cũng như chọn lựa các thực phẩm giúp tập trung vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch mà không ảnh hưởng đến gan, thận và hệ tiêu hóa.

Thực phẩm nên ăn

Mẹ bầu có thể lựa chọn những món sau đây và bổ sung vào thực đơn hằng ngày, chẳng hạn như:

  • Các loại nước ép trái cây tươi, nước lọc, nước khoáng
  • Các thực phẩm nhiều protein như thịt nạc, cá, sữa chua, sữa bò
  • Các món trái cây chẳng hạn như cam, quýt, táo, nho, đu đủ… đều rất tốt cho bà bầu bị sốt rét do chúng rất dồi dào những loại vitamin có ích.

Thực phẩm không nên ăn

Những loại thực phẩm mà mẹ bầu nên hạn chế khi bị sốt rét bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại rau lá có màu xanh đậm
  • Thực phẩm đóng hộp
  • Các món ăn cay, nóng
  • Thức uống như trà, cà phê, ca cao cũng nên tránh sử dụng tuyệt đối.

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai có thể khá yếu làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nếu nhận thấy bản thân biểu hiện những triệu chứng của sốt rét, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 6 câu hỏi thường gặp về chứng thiếu máu ở trẻ em
  • Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Dễ lây nhưng không gây hại
  • Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!