Các món ăn được lên men thường tạo cảm giác ngon miệng với hầu hết người Việt Nam. Dưa cà cũng trở thành một món ăn quen thuộc của mọi người. Tuy vậy, nhiều người nghi ngờ không biết rằng dưa cà có tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hay không.
Dinh dưỡng của món dưa cà
Cơ thể con người dễ hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm lên men hơn những thực phẩm thông thường. Không những thế vi khuẩn và enzyms trong thực phẩm lên men giúp cho hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động tốt hơn. Vì thế các chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên thường xuyên ăn các thực phẩm lên men.
Dưa cà muối cũng được chế biến dựa trên quá trình lên men của các vi khuẩn lactic có trong tự nhiên. Vì thế, dưa cà cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa. Hơn nữa trong nước dưa cà muối vừa chín tới, không lẫn tạp chất có 20 loại axit amin có lợi cho cơ thể. Ngược lại, chất dinh dưỡng mang lại cho cơ thể thường rất ít chỉ có vitamin và khoáng chất, còn đạm hầu như không đáng kể. Tuy nhiên đối với cà muối chưa chín kĩ lại là nguồn gốc gây ung thư rất nguy hiểm cho cơ thể.
Bà bầu có nên ăn dưa cà muối không?
Trong chu kì mang thai, mẹ bầu đặ biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, những thực phẩm cần tránh khi mang thai. Tuy muối dưa cà không nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh khi mang thai, nhưng nếu mẹ bầu muốn ăn cần hết sức cẩn thận. Hoạt chất solanin ở trong trái cà có thể gây ngộ độc hệ tiêu hóa, và thần kinh, gây tiêu chảy, buồn nôn, đau rút dạ dày, đau đầu và chóng mặt, khô rát cổ họng, ảo giác, mất cảm giác, sốt, bệnh ngoài da,... dưa cà có tính hàn, ăn nhiều có thẻ bị đau bụng và sinh cố. Tuy việc muối chua có thể giảm bớt độc tính, nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều dưa cà muối, đặc biệt là loại muối xổi.
Ngoài ra vệ sinh thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng. Tốt nhất dưa cà muối nên được muối trong các hộp sành, sứ. Không nên sử dụng vại nén bằng đất nung có kim loại nặng. Vì hàm lượng kim loại làm ảnh hưởng đến lượng nước muối.
Ăn cà muối như thế nào để không gây hại cho sức khỏe
Không nên mua hàng: dưa cà thường được muối trong đồ nhựa rất độc hại. Chúng chỉ có thể an toàn khi chứa nước lọc, nhưng khi để dùng chứa thực phẩm nhất là đồ nhiều mỡ, nóng, axit như dưa cà muối những chất phụ gia sẽ nhiễm vào thực phẩm khiến người dùng nhiễm độc. Ngoài ra, có thể người bán hàng không ngâm rửa kĩ nên còn nhiều thuốc sâu, hóa chất trong cà.
Bỏ đi đúng lúc
Bạn cần biết khi nào dưa cà muối cần được bỏ đi, khi chúng bị nổi váng hoặc mốc đen thì chúng có thể gây ngộ độc. Đây là lúc có thể bỏ dưa cà đi.
Tuyệt đối không ăn dưa cà muối xổi: đó là lúc dưa cà còn cay, hăng và chưa chua. Khi dưa cà mới lên men có thể phát sinh vi khuẩn gây hại, dưa xổi chưa đủ tính axit để diệt loại vi khuẩn này.
Bệnh nhân bị ung thư vú nên kiêng ăn gì?
Vì sao bà bầu không nên ăn cà muối?
Hạt chia: Thực phẩm lợi sữa dành cho mẹ bầu
Mang thai 3 tháng đầu có được uống nước dừa?
Mẹ bầu 3 tháng đầu và những thứ không nên ăn để tránh dị tật thai nhi
Những thực phẩm lên men mà bà bầu nên hạn chế
Nem chua: được chế biến từ quá trình lên men của thịt sống, do đó khi mẹ bầu ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn ecoli, listeria. Chúng gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Măng chua: glucozit trong măng chua khi vào dạ dày kết hợp với men tiêu hóa sẽ phân hủy, tạo thành axit xyanhydric gây nôn mửa, ngộ độc. Ngoài ra, trên thị trường thực phẩm hiện nay măng chua thường được tẩy trắng bằng axit oxalic rất độc hại. Vì thế mẹ bầu không nên thường xuyên sử dụng măng chua.
Dưa chua: cũng như dưa cà muối, dưa chua muối xổi cũng chứa hàm lượng chất gây ung thư, nguy hiểm đến sức khỏe con người. Nếu muốn ăn dưa chua, mẹ bầu nên chọn loại dưa muối vừa chín tới để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!