Bệnh nhân bị ung thư vú nên kiêng ăn gì?

Ung Thư - 05/02/2024

Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo thống kê, ung thư vú chiếm tỷ lệ từ 7-10% trong tổng số các loại ung thư ở nữ. Ung thư vú thường gặp ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi và có tỉ lệ di truyền nhất định. Những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mới mãn kinh tỷ lệ phát bệnh cao hơn.

Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo thống kê, ung thư vú chiếm tỷ lệ từ 7-10% trong tổng số các loại ung thư ở nữ. Ung thư vú thường gặp ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi và có tỉ lệ di truyền nhất định. Những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mới mãn kinh tỷ lệ phát bệnh cao hơn.

Dấu hiệu ung thư vú là gì?

Ung thư vú ở giai đoạn sớm, rất khó để nhận ra dấu hiệu nghi ngờ bị ung thư vú. Ung thư vú ở giai đoạn sớm không biểu hiện ra ngoài, không nhìn thấy, không sờ được, chỉ phát hiện nhờ vào khám vú, chụp nhũ ảnh kiểm tra. Dưới đây là những dấu hiệu của ung thư vú:

Đau ở vú hoặc vùng ngực

Đau tức vú hoặc vùng ngực là những dấu hiệu có thể liên quan đến ung thư vú. Người bệnh bị đau buốt có cảm giác như một luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải. Đặc biệt, phụ nữ trên 50 tuổi bị đau vú cần phải làm xét nghiệm ung thư. Triệu chứng đau vú ít khi xuất hiện ở những người sau độ tuổi mãn kinh và vì vậy, nó có thể là do sự phát triển của ung thư gây ra.

Bệnh nhân bị ung thư vú nên kiêng ăn gì?

Có hạch ở nách

Vuốt từ bầu ngực lên trên theo đường hõm nách bạn sẽ thấy hạch nổi lên ở nách và đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh ung thư vú. Nếu phát hiện ra khối u hoặc đau ở vùng nách kéo dài một tuần mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bác sĩ ngay.

Đau lưng, vai

Những phụ nữ mắc ung thư vú cảm thấy các cơn đau thường xuất hiện ở phần lưng trên hoặc giữa hai bả vai. Hiện tượng này là do khối u phát triển về phía xương sườn và xương sống, nó sẽ tạo ra các cơn đau ở lưng hơn là ở vú.

Có khối u ở vú

Sờ nắn theo đường vòng xung quanh vú bạn sẽ thấy khối u và nó thường không gây đau đớn. Khối u này có thể là u lành tính hoặc ác tính. Do vậy, nếu phát hiện ra bất kỳ khối u nào quanh vùng ngực mà trước giờ chưa từng thấy, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay vì nó có thể là ung thư vú.

Thay đổi hình dạng, chảy dịch ở núm vú

Khối u thường xuất hiện ở bên dưới núm vú nên nó có thể gây ra những thay đổi về hình dạng của núm vú. Điều này khiến núm vú tụt vào trong và dẹt hơn. Ngoài ra, nếu vú tiết dịch bất thường và chất lỏng chảy ra từ núm vú có màu đỏ như máu hoặc dịch trong, đó là dấu hiệu rất nguy hiểm vì bạn có nguy cơ bị ung thư vú.

Vú bị sưng, đỏ

Nếu bạn cảm thấy ngực nóng, tấy đỏ, hoặc thậm chí có màu tím, vú bị sưng, mẩn ngứa, da sần sùi, đó có thể là ung thư vú dạng viêm. Vú bị sưng đau có thể đi kèm với sốt. Triệu chứng này là do khối u đẩy vào chèn ép các mô làm cho vú bị sưng đau. Để phát hiện sớm ung thư vú, bạn nên đi khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào nói trên, đặc biệt là đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần phải khám vú ít nhất 1 lần/năm tại các cơ sở y tế.

Bệnh nhân bị ung thư vú nên kiêng ăn gì?

Người bị ung thư vú thì nên kiêng ăn gì?

Đối với những người bị ung thư vú nên có chế độ ăn uống đảm bảo, cần biết được những thực phẩm nào tốt nên ăn và những thực phẩm nào nên kiêng. Dưới đây là những thực phẩm nên kiêng khi bị ung thư vú:

Thực phẩm giàu lipid

Hấp thu quá nhiều lipid (mỡ) có thể làm cho tế bào ung thư phát sinh và phát triển thông qua hạn chế khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến phương thức chuyển hóa của tế bào.

Thực phẩm chứa nhiều rượu

Rượu là một trong các tác nhân hàng đầu gây ung thư và hỗ trợ sự phát triển của tế bào ung thư. Bởi vậy người bị ung thư không nên uống rượu và ăn các loại thức ăn có chứa rượu.

Thực phẩm lên men

Các chất lên men được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Người bệnh ung thư nên hạn chế ăn dưa, cà muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm bông...

Bệnh nhân bị ung thư vú nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm chứa quá nhiều muối

Cũng không tốt cho bệnh nhân ung thư, dễ gây các vấn đề về đường tiêu hóa.

Thực phẩm nướng

Quá trình nướng thức ăn có thể tạo ra một số chất gây ung thư, đặc biệt cần tránh ăn những thức ăn bị nướng cháy.

Nói chung là bệnh nhân ung thư không cần kiêng quá nhiều mà nên tích cực ăn uống để giúp cơ thể có đủ sức đáp ứng các liệu trình điều trị. Trong quá trình điều trị sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ khiến bệnh nhân chán ăn hoặc mất khẩu vị, bạn và gia đình cần chú ý hơn trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh.

Xem thêm:

  • Giảm đến 16% nguy cơ mắc ung thư vú khi ăn nhiều chất xơ
  • Độ tuổi phụ nữ ung thư vú ngày càng trẻ hoá lý do tại sao?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!