Bệnh quai bị lây qua đường nước bọt, ăn uống và có thể gây vô sinh. Hiện nay chỉ có thể phòng bệnh quai bị bằng tiêm vắc xin.
Quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh nhiễm trùng lây lan cao do một loại siêu vi gây ra. Virus này có thể di chuyển trong không khí khi bạn ho và hắt hơi, chúng có thể có mặt trên các bề mặt mà người ta có thể chạm vào chẳng hạn tay nắm cửa, cốc, dao, kéo hoặc một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt ở cổ. Triệu chứng sưng có thể ở một hoặc cả hai bên cổ. Quai bị có thể được ngăn ngừa đến 95% bằng cách tiêm vắc xin. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người trẻ tuổi. Tuy nhiên, sau khi vắc xin tiêm chủng được phổ biến, các trường hợp bị quai bị đã giảm đi đáng kể.
Các triệu chứng của bệnh quai bị là gì?
Quai bị có thời kỳ ủ bệnh từ 7 đến 18 ngày, nhưng trung bình khoảng 10 ngày sau khi bị nhiễm. Bên cạnh triệu chứng sưng cổ, các triệu chứng khác đi kèm có thể bao gồm: sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, khô miệng, đau khớp và khó chịu trong người.
Quai bị lan truyền như thế nào?
Virus quai bị có trong chất nhầy, dịch từ mũi hoặc cổ họng của người bệnh, và thường bị lan truyền khi họ ho hoặc hắt hơi. Sau đó các virus này có thể bám lại trên các bề mặt các dụng cụ sinh hoạt trong nhà làm lây bệnh cho những người chạm vào chúng sau đó đưa lên mắt, mũi hoặc miệng v.v…
Một người bị bệnh có thể lây lan bệnh được trong bao lâu?
Hầu hết bệnh quai bị có thể lây lan trước khi các dấu hiệu sưng viêm xuất hiện và trong vòng 5 ngày tiếp theo. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bị bệnh trong vòng 5 ngày sau khi bắt đầu có dấu hiệu bị sưng viêm phải được cách ly trong các môi trường cộng đồng, người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe và sử dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây lan virus gây bệnh cho những người xung quanh.
Các biến chứng của quai bị là gì?
Biến chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị là viêm tinh hoàn ở nam giới đã đến tuổi dậy thì, nhưng hiếm khi điều này dẫn đến các vấn đề về sinh sản. Các biến chứng khác bao gồm:
- Viêm não và/hoặc não và tủy sống (viêm não/viêm màng não);
- Viêm buồng trứng và/hoặc viêm vú ở nữ giới đã dậy thì;
- Sẩy thai đặc biệt trong thời kỳ đầu mang thai;
- Điếc, thường là vĩnh viễn.
Chẩn đoán quai bị
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh quai bị từ các triệu chứng của bệnh nhân, đặc biệt các dấu hiệu sưng lên ở cổ. Việc chuẩn đoán cũng có thể thực hiện bằng xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc dịch não tủy (CSF).
Điều trị quai bị
Không có phương pháp điều trị riêng cho bệnh quai bị nhưng trên thị trường hiện nay vẫn có một số loại thuốc giảm đau có thể giúp làm giảm một số triệu chứng. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước, nên ăn các món ăn như súp hoặc các thức ăn dễ ăn mà không cần nhai. Quan trọng nhất là bạn phải đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Phòng ngừa quai bị
Để ngăn ngừa lây lan virus gây bệnh, bệnh nhân nên được cách ly trong khoảng 5 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Các biện pháp đề phòng tương tự được sử dụng: rửa tay đúng cách, sử dụng khăn giấy và cho vào thùng rác để tránh truyền virus sang cho những người xung quanh. Tuy nhiên tin vui là đa số những ai đã bị quai bị khi còn nhỏ sẽ miễn dịch chúng suốt đời và không xuất hiện lần thứ 2.
Để bảo vệ bản thân và gia đình bạn, tiêm chủng vắc xin (MMR) là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Sẩy thai: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh mẹ bầu cần biết
- Mẹ bị viêm tuyến vú có nên tiếp tục cho trẻ bú?
- Quai bị: bệnh cần đến nghỉ ngơi hơn dùng thuốc
- Quai bị có dẫn đến vô sinh không? Bác sĩ trả lời: “Hiếm khi”
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!