Bạo lực gia đình: Nỗi đau còn mãi

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Bạo lực gia đình có những tác động tiêu cực đến nạn nhân và để lại nhiều gánh nặng cho cộng đồng và xã hội.

Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm một cách thô bạo lên quyền con người. Nạn nhân của những vụ bạo lực gia đình hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại trong xã hội và để lại những hệ quả to lớn đối với cộng đồng và toàn xã hội.

Với phụ nữ

Bạo lực gia đình: Nỗi đau còn mãi

Hầu hết phụ nữ đều từng là bạn nhân của bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình tác động lên người phụ nữ trên mọi khía cạnh của cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về thể chất và tinh thần. Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm 2010, có hơn 60% phụ nữ từng bị chồng bạo lực cho rằng đã bị ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe: Bị cào cấu, bầm tím (chiếm 88,9%), rách màng nhĩ, mắt tổn thương (chiếm 12,9%) và bị thương tích do các vết thương dài và sâu (7,3%).

Bên cạnh đó, phụ nữ bị bạo lực gia đình thường xuyên còn bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng họ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ không bị bạo lực. Ngoài ra họ còn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV…

Ngoài ra, bạo lực gia đình còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khiến phụ nữ bị suy giảm trí nhớ hoặc giảm khả năng tập trung. Nhiều chị em sống với bạo lực gia đình trong một thời gian dài dễ bị mắc bệnh trầm cảm, sống trong tâm lí mặc cảm, xấu hổ, u uất...

Bạo lực gia đình: Nỗi đau còn mãi

Gia đình không hòa thuận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ

Với trẻ em

Trẻ em lớn lên trong gia đình bạo lực cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao, cân nặng; rối loạn về ăn uống hay trong giấc ngủ; trở nên buồn bã, rối loạn tâm lý và bị ám ảnh, tách mình ra khỏi bạn bè. Những trường hợp trẻ ít nói sẽ dễ bị bệnh trầm cảm.

Nghiêm trọng hơn, khi trực tiếp chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình, chúng có thể bị ảnh hưởng, sao chép hành vi của bố mẹ, hình thành nên những thói hư tật xấu và có xu hướng bạo lực. Đặc biệt, các trẻ vị thành niên sẽ dễ có hiện tượng bỏ nhà, tự hành hạ bản thân như cắt tay hành xác, thậm chí tự tử.

Với xã hội

- Tác động đến hoạt động kinh tế: Bạo lực gia đình tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và các hoạt động kinh tế vì nhiều chị em phụ nữ phải nghỉ việc, năng suất lao động không hiệu quả do cảm thấy xấu hổ, đau ốm và chấn thương nặng nề.

Bạo lực gia đình: Nỗi đau còn mãi

Ngăn chặn bạo lực gia đình để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em

- Gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia như cơ sở tạm lánh, đồ ăn, thức uống…

- Tác động lên hệ thống giáo dục:Bạo lực giữa vợ và chồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, gây nên sự rối loạn tâm lý, sa sút trong học tập và có những hành vi tiêu cực như bạo lực học đường, sa vào những tệ nạn xã hội…

- Gánh nặng lên hệ thống tư pháp:Các cơ quan tư pháp phải vào cuộc để điều tra, truy tố, xét xử đến các trường hợp bạo lực gia đình, những hành vi vi phạm pháp luật do bao lực gia đình gây ra tùy thuộc vào phạm vi, mức độ khác nhau.

Ảnh minh họa: Internet

Hồng Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!