Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh băn khoăn khi con của mình mắc viêm họng. Thực tế, viêm họng là bệnh thường xuyên xảy ra đối với trẻ nhỏ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Cùng Lily & WeCaretìm hiểu nhanh các loại thuốc, bài thuốc giúp điều trị viêm họng ở trẻ em hiệu quả dưới bài viết sau đây.
Các loại thuốc tây chữa viêm họng
Bé bị viêm họng do vi khuẩn sẽ uống thuốc gì?
Trường hợp trẻ nhà bạn bị viêm học do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc, bao gồm spiramycin; nhóm kháng sinh bezylpenicillin, amocillin, augmentin.
Các bậc phụ huynh lưu ý, khi cho bé uống thuốc chữa viêm họng do vi khuẩn sẽ có các hiện tượng kèm theo như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy hay khó tiêu, phát ban, nổi mày đay... cần dừng ngay việc dùng thuốc và đưa tới bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân.
Bé bị viêm họng do virus nên uống thuốc gì?
Trường hợp trẻ bị viêm họng kèm theo sốt, các bậc phụ huynh có thể cho bé dùng penacitanol, efferalgan, aspegic... từ 4 – 6 tiếng một lần để hạ sốt. Lưu ý, các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C.
Khi bé bị viêm họng kèm ho, phụ huynh có thể dùng các dạng siro hỗ trợ điều trị ho, bao gồm atussin, ho bổ phế, siro phenergan, theralen...
Phụ huynh có thể dùng thuốc cân bằng độ pH trong họng trẻ, bao gồm thuốc rhinathiol viên, siro, các loại thuốc ngậm như oropivalon, thuốc phun, xịt mũi họng cho trẻ như locatiotal...
Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị phù nề, kháng viêm, chống khuẩn như: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval... và bổ sung Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Chữa viêm họng bằng thuốc nam
Song song với các loại thuốc tây y, trong đông y cũng có các phương thuốc chữa viêm họng cho trẻ hiệu quả. Trong đó, bài thuốc nam bao gồm các nguyên liệu như: Kim ngân hoa (20 g); cùng xạ can, liên kiều, hoàng liên, huyền sâm, thăng ma, tiền hồ, bạch tật lê, phòng phong (mỗi loại 8g); cát cánh, bạch chỉ, đảng sâm, ngưu bàng tử, thổ phục linh, hoàng bá, sinh địa, trạch tả, kinh giới (mỗi loại 12g); Hồ liên, bán hạ, tế tân (mỗi loại 6g); Cam thảo, mộc thông, xuyên bối mẫu, trần bì (mỗi loại 4g); Gừng tươi: 3 lát.
Với cách thức thực hiện như sau:
- Đem tất cả các loại thuốc trên nấu với 1,2 lít nước đến khi còn lại khoảng 500ml. Lần thứ 2, đem đun nước với 1 lít nước đến khi còn 300ml.
- Tiếp theo, trộn chung nước nấu lần 1 và lần 2 với nhau rồi chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Lưu ý, người bệnh nên uống khi thuốc còn nóng và uống sau khi ăn khoảng 30 phút.
Với bài thuốc này, sau khi sử dụng 10 ngày bé sẽ thuyên giảm các triệu chứng và sẽ khỏi hẳn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng
Có rất nhiều lý do khiến bé bị viêm họng, trong đó viêm họng do nhiễm virus vì mắc cảm cúm hay cảm lạnh.
Bên cạnh đó, những kích thích từ không khí như lông chó, mèo, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, bụi từ cỏ, cây cũng có thể dẫn đến viêm họng ở trẻ nhỏ.
Thời tiết chuyển mùa hanh khô là nguyên nhân dẫn tới đau họng ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu trẻ bị viêm họng
Khi trẻ bị đau cả ở khoang miệng, phụ huynh nên đưa bé đi kiểm tra.
Trường hợp trẻ bị sốt đến 38 độ C, phụ huynh cũng nên đưa bé đi khám. Khi trẻ ở tầm 3-6 tháng tuổi, sốt đến 38,8 độ C hoặc hơn rất nguy hiểm, vì vậy các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Cha mẹ nên cho con đi khám khi cổ họng có dấu hiệu bất thường, bao gồm sưng (tấy) đỏ, nếu bạn nghi ngờ bé nuốt phải dị vật (bé không thể mở to miệng vì bị đau), hơi thở trở nên khó nhọc, bé kém bú và quấy khóc liên tục.
Trường hợp bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì, bé khó thở. Hoặc trường hợp bé đột nhiên sốt cao, không thở được và chảy dãi liên tục cha mẹ cần đưa tới bác sĩ khám chữa ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.
Khi con có dấu hiệuviêm họng, đau họng, cha mẹ không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra. bạn cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì những điều này chỉ khiến bé khó thở hơn.
Chăm sóc bé bị viêm họng như thế nào?
Cho con uống nước ấm, trong đó có trà ấm, nước lá giúp ngăn ngừa viêm họng...
Không cho bé ăn mặc phong phanh vào thời tiết lạnh giá; đắp chăn ấm khi con ngủ.
Uống trà gừng mật ong để bảo vệ họng tốt hơn khỏi vi khuẩn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội tấn công vùng họng.
Không cho trẻ uống quá nhiều nước đá vì nước đá có thể làm cho họng bị viêm, sưng, tấy. Cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Cho trẻ thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối loãng vì nước muối có tính chất sát khuẩn cao, đảm bảo để vi khuẩn không có cơ hội tấn công...
Viêm họnglà căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi thời tiết thay đổi, môi trường sống ô nhiễm, khói bụi... làm cho họng của trẻ bị tấn công. Vì thế, các bậc phụ huynh nên có cách phòng ngừa viêm họng cho trẻngay từ bây giờ. Khi con có dấu hiệu viêm họng, hãy đưa bé tới bác sĩ để được khám và điều trị hiệu quả.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!