5 lưu ý khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Thời tiết thất thường, cùng với ô nhiễm môi trường sẽ khiến bé dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, viêm họng là bệnh dễ mắc nhất ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây hậu quả về sau như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản.

Thời tiết thất thường, cùng với ô nhiễm môi trường sẽ khiến bé dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Trong đó,viêm họng là bệnh dễ mắc nhất ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây hậu quả về sau như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản.

5 lưu ý khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan

Để giúp các mẹ hiểu rõ về căn bệnh này, Lily & WeCare sẽ cung cấp 5 lưu ý khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan, những thông tin quan trọng này sẽ giúp các mẹ dễ dàng nắm bắt căn bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ..

1. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ mẹ nên biết

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây viêm họng cho bé đó là:

  • Cảm lạnh, virus cúm, sởi, rhino, adeno

  • Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu.

Viêm họng ở trẻ em được coi là nguy hiểm khi nguyên nhân là do liên cầu beta huyết nhóm A gây nên. Vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu trúc của màng tim, màng khớp, màng thận. Trẻ bị viêm họng do loại liên cầu này gây nên nếu không được chữa trị kịp thời, cơ thể sẽ sản sinh các kháng thể chống lại liên cầu này đồng thời tấn công vào tim, thận, khớp, gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ

5 lưu ý khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan

2. Trẻ bị viêm họng có những triệu chứng gì?

Rất dễ dàng nhận thấy trẻ có triệu chứng viêm họng, mẹ cần để ý khi bé có những biểu hiện sau đây để có những phương pháp điều trị viêm họng kịp thời.

Triệu chứng các mẹ có thể thấy được, bao gồm

  • Thường sốt cao trên 38.5 độ C.
  • Hay quấy khóc, chán ăn, bú kém, cần nhận biết thêm những triệu chứng khác để phân biệt bé viêm họng và khi bé mọc răng, vì bé mới mọc răng sữa cũng quấy khóc và biếng ăn.

Triệu chứng phát hiện khi đi khám

  • Xuất hiện mủ trắng bẩn ở khe hốc amidan hai bên.
  • Xuất hiện hạch hai bên hàm, ấn vào thấy đau.
  • Xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.

3. Các dấu hiệu viêm họng mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ ngay

  • Với những bé bị viêm họng biểu hiện: sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa bé đi khám. Bé dưới 3 tháng tuổi, đưa bé đi khám ngay nếu bé bị sốt trên 38 độ hoặc hơn. Bé khoảng 3-6 tháng tuổi , sốt đến khoảng 38,3 độ là nghiêm trọng. Bé trên 6 tháng tuổi sốt trên 39 độ C là cảnh báo.

  • Nên đưa bé đi khám sớm nếu cổ họng bất thường như sưng (tấy) đỏ. Nghi ngờ bé nuốt phải dị vật ( bé không thể mở miệng to vì đau; hơi thở khó nhọc; kém ăn (lười bú), quấy khóc liên tục.

  • Trường hợp nhập viện khẩn cấp thường khá hiếm. Đó là trường hợp bé bị viêm họng dạng nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống bất cứ thứ gì; mở to miệng để kiểm tra. Đừng nên ép bé ăn uống vì làm như vậy chỉ khiến bé khó thở hơn. Tốt nhất nên đưa bé đi khám sớm.

5 lưu ý khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan

4. Điều trị viêm họng cho bé

Phần lớn các trường hợp gây bệnh viêm họng và viêm đường hô hấp trên ở trẻ đều do virus, khi bệnh ở mức độ nhẹ, các mẹ chớ nên vội cho con uống kháng sinh, việc uống thuốc lúc này không cần thiết và có thể gây nên tình trạng “nhờn thuốc” ở trẻ.

Các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian phù hợp với độ tuổi và tính chất bệnh để chữa viêm họng cho bé.

Đồng thời, mẹ nên kết hợp các biện pháp sau đây để điều trị viêm họng cho bé tại nhà:

  • Đối với trẻ vào tuổi ăn dặm (từ 5-6 tháng tuổi), mẹ có thể cho bé uống đồ ấm, trà hoặc nước luộc rau để làm dịu cổ họng cho bé. Cho bé uống nhiều nước lọc hoặc có thể thay thế bằng nước hoa quả. Các mẹ lưu ý không được sử dụng mật ong để điều trị viêm họng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó có độc tố khiến hệ tiêu hóa của bé trong độ tuổi này ảnh hưởng.

  • Thực đơn đồ ăn cho bé cần nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo cần nấu loãng hơn để bé dễ nuốt

  • Đối với trẻ sơ sinh cần cho bé bú nhiều hơn bình thường, nếu bé bị đau họng mà bú ít, mẹ có thể giảm lượng sữa bú mỗi lần và tăng số lần bú trong ngày nhiều lên.

5 lưu ý khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan

5. Cách phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ

Để phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ, các mẹ nên:

- Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng

-Mùa hè không nên cho bé ăn nhiều thức ăn lạnh như kem

- Tập cho bé thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Trên đây là 5 lưu ý khitrẻ bị viêm họngLily & WeCaremuốn chia sẻ với các mẹ để dễ nắm bắt và chủ động hơn trong việc phòng và chữa trị viêm họng cho bé.

Chúc các mẹ thành công và thông thái hơn trong vai trò cao cả!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!