'Bể cô lập giác quan': Chữa bệnh bằng … 'thiền nổi'

Thời sự - 11/24/2024

Ngoài liệu pháp chữa bệnh truyền thống, gần đây xuất hiện một phương pháp chữa bệnh mới bằng Bể cô lập giác quan (SDT - sensory deprivation tank). Liệu pháp trị liệu nổi trên bể, chữa lành cả thể chất lẫn tinh thần, như một dạng thức thiền định đúng nghĩa.

SDT hiểu theo tiếng Việt là 'bể khử cảm giác', 'bể nổi' hoặc 'bể cách ly'… một loại hình trị liệu đang thu hút sự chú ý của nhiều người, có tác dụng chữa bệnh cả trí óc lẫn tinh thần. Cô lập giác quan, loại bỏ các kích thích giác quan bên ngoài, đi sâu vào vũ trụ vô hạn bên trong.

Tổng quan về bể SDT

Bể SDT ra đời vào năm 1954, bởi John C. Lilly, bác sĩ và nhà thần kinh học người Mỹ. Nguyên thủy, Lilly thiết kế bể để dùng cho mục đích nghiên cứu nguồn gốc ý thức bằng cách ngắt tất cả các kích thích bên ngoài. Nghiên cứu của Lilly gây tranh cãi trong giới y học từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bể SDT nghiên cứu sự thiếu hụt cảm giác dưới tác dụng của một loại thuốc gây ảo giác có tên LSD (Lysergic acid diethylamide), ketamine, một loại thuốc gây mê hoạt động nhanh được biết đến với khả năng an thần, tạo ra trạng thái giống như ngẩn ngơ.

Ở thập niên 70, SDT dùng cho nghiên cứu vì lợi ích sức khỏe con người. Thời gian này, việc tìm kiếm một bể SDT khá dễ dàng, nên các trung tâm trị liệu và dịch vụ làm đẹp đều có thể cung ứng dịch vụ. Sự gia tăng các cơ sở trị liệu bằng SDT một phần là do có bằng chứng khoa học ủng hộ và mới lạ. Các nghiên cứu phát hiện thấy, thời gian nổi trong bể SDT mang lại nhiều lợi ích, kể cả người khỏe mạnh. Chẳng hạn, giúp thư giãn cơ bắp, giúp ngủ ngon, giảm đau và giảm căng thẳng lẫn lo lắng.

'Bể cô lập giác quan': Chữa bệnh bằng … 'thiền nổi'Mô hình bể SDT đầu tiên ra đời năm 1954 bởi bác sĩ người Mỹ John C. Lilly

Trải nghiệm thiền nổi bằng bể SDT

Từ những năm 50, nhiều nơi trên thế giới người ta đã say mê thực hành liệu pháp Float-rest hay còn gọi là 'trải nghiệm thiền nổi'. Liệu pháp bắt nguồn từ sự thiếu hụt cảm giác (nghĩa là cắt đứt các giác quan về thị giác, khứu giác, thính giác...), thường thông qua việc sử dụng buồng đặc biệt được gọi là bể khử trùng. Các nhà nghiên cứu phát hiện Float-rest là một công cụ quản lý căng thẳng hữu ích, điều trị thành công các hành vi gây nghiện, là liệu pháp bổ trợ tiềm năng cho chứng rối loạn lo âu tổng quát. Liệu pháp này đã được dựng thành phim có tên The Simpsons (Gia đình nhà Simpson), Make room for Lisa(Nhường chỗ cho Lisa).

Ngoài các phương pháp cổ truyền, còn có nhiều phương pháp phi truyền thống, trong đó có bể nổi SDT. Nước mặn là môi chất giúp bể trở thành một chiếc phao và được gia nhiệt lên tới 95 độ F (khoảng 35 độ C), giúp cơ thể con người bồng bềnh trên mặt nước. Nằm trên bể SDT không khác gì nằm trên giường trong một căn phòng tối, cách âm nhờ nồng độ muối epsom siêu đặc. Ví dụ, bể SDT tại Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu não Laureate ở Tulsa, Oklahoma (Mỹ), một trung tâm trị liệu nổi lớn nhất thế giới, thì cứ 946 lít nước hòa tan 589 kg muối epsom, nhiệt độ lúc nào cũng ở ngưỡng trung tính trên 35 độ C. Nước ấm nhưng không nóng, khi đã sẵn sàng, cửa đóng lại, chỉ cần nhấn nút, tất cả các đèn đều tắt. Đây là giai đoạn đưa con người ta vào một hành trình mới lạ, giống như thiền. So với thiền nguyên thủy, SDT hỗ trợ con người tập trung và quan sát xu hướng vận động của tâm trí cao hơn.

Người dùng không mặc gì khi đi vào bể, nhờ nhiệt độ nước lẫn không khí, ngang bằng nhiệt độ da, cảm giác như đang trôi nổi trong không trung. Không có âm thanh hay ánh sáng bên trong, khiến người ta có cảm giác như bị cách ly, cô lập khỏi các tín hiệu giác quan. Sau một hồi thích nghi và thư giãn, tâm trí đi vào trạng thái thiền sâu.

'Hành trình' có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng tiếp cận cũng như liệu pháp Float-rest sử dụng. Việc thiếu các kích thích bên ngoài đã giúp cho người trong cuộc điều chỉnh các cảm giác xảy ra trong não và cơ thể. Thông thường người thực hành có thể nằm trong bể một giờ, nhưng thời gian dài ngắn tùy thuộc vào ý thích của mỗi người.

Hiệu ứng sức khỏe của bể SDT

Theo tạp chí y học trực tuyến Mỹ Healthline.com,nước trong bể SDT được làm nóng đến nhiệt độ da và gần như bão hòa với muối epsom (magnesium sulfate), giúp cơ thể nổi trên mặt nước nên nguy cơ bị đuối nước là rất thấp. Khi nằm trong bể, mọi kích thích bên ngoài như âm thanh, thị giác, và trọng lực sẽ bị ngắt khi nắp hoặc cửa bể được đóng lại. Lúc này, cơ thể lơ lửng trong môi trường không trọng lượng, trong sự im lặng và bóng tối. Não bộ đi vào trạng thái thư giãn triệt để, giúp con người điều chỉnh cảm xúc theo chiều hướng tích cực, có lợi cho sức khỏe.

'Bể cô lập giác quan': Chữa bệnh bằng … 'thiền nổi'SDT giúp não bộ đi vào trạng thái thư giãn triệt để, giúp con người điều chỉnh cảm xúc theo chiều hướng tích cực, có lợi cho sức khỏe

Nhiều người đã trải nghiệm cho biết, bể mang lại nhiều lợi ích cho họ. Chẳng hạn như khả năng gây mất ảnh hưởng của trọng lực, làm mất cảm giác về thời gian và không gian, khả năng phản ánh sinh động của cơ thể hay tâm trí, giúp cơ thể thích ứng từ từ, chủ động, đặc biệt, giúp tâm trí tỉnh táo hơn như ngứa thì muốn gãi, đói thì muốn ăn v.v…. Có thể phá vỡ được cấu trúc các thói quen vô thức, khi con người đưa ra sự lựa chọn. Cơ thể tập trung hơn, giảm bớt nhu cầu ăn- ngủ, não bộ xử lý thông tin nhanh, chính xác hơn. Tư duy bằng hình ảnh được nâng cao, khả năng liên kết các thông tin tốt hơn.

Những người đã trải qua các buổi thực hành thiền trên bể nổi SDT đều có cảm nhận giống nhau, đó là cảm giác hạnh phúc, hưng phấn, lạc quan. Nhóm người có thiên hướng tâm linh ghi nhận, thực hành trong bể nổi SDT giúp họ bình an nội tâm và thấu hiểu tâm linh, có cảm giác như được tái sinh.

Hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng, bể cô lập giác quan đều giúp cải thiện sự tập trung, và cũng có thể dẫn đến suy nghĩ rõ ràng và chính xác hơn. Điều này đã được liên kết để cải thiện việc học tập và nâng cao hiệu suất trong các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Đơn cử, SDT rất hiệu quả trong việc tăng tốc độ phục hồi sau khi tập luyện thể lực vất vả bằng cách giảm lượng lactate trong máu trong một nghiên cứu ở 24 sinh viên đại học.

Một nghiên cứu năm 2016 cho biết, trên 60 vận động viên ưu tú ghi nhận liệu pháp Float-rest đã cải thiện sự phục hồi tâm lý sau khi tập luyện và thi đấu căng thẳng. Mang lại một số lợi ích về y tế và tâm lý; làm giảm rối loạn lo âu, căng thẳng và đau mãn tính.

Liệu pháp này còn cho thấy rất hữu ích trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, nhờ tạo ra sự thư giãn sâu, giúp giảm mức độ căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Căng thẳng mãn tính, thiếu ngủ liên quan rất lớn đến huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!