Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là loại bệnh mà cha mẹ rất khó nhận biết nếu không để ý quan sát. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh như thế nào? Để giúp các mẹ hiểu về bệnh động kinh ở trẻ để biết và điều trị kịp thời thì dưới đây Lily & WeCaresẽ cung cấp cho các mẹ hiểu chi tiết hơn với bài viết dưới đây.
Bạn đã biết bệnh động kinh là gì?
Theo định nghĩa động kinh là một bệnh lý ở não. Hầu hết những người chưa có nhiều kiến thức và ít quan tâm về bệnh động kinhchỉ nghĩ về bệnh lý này liên quan đến các cơ co giật khi bị bệnh. Mặc dù người bị động kinh thường bị co giật, cơn động kinh có thể thay đổi từ việc người bệnh chỉ nhìn chằm chằm vào không gian mà không bị co giật, đến việc chỉ thoáng run rẩy một phần cơ thể đơn lẻ của người bệnh mà bệnh nhân vẫn chưa bị mất ý thức. Bệnh động kinh có thể được gọi là “chứng bệnh không biết nguồn gốc” (tức là bệnh không rõ nguyên nhân gây bệnh), nhưng thông thường nguyên nhân gây động kinh là do xuất hiện những bất thường trong cấu trúc của não bộ (ví dụ như động tĩnh mạch bị dị dạng).
Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Chức năng não bất thường gây nên co giật, nhưng lý do nào dẫn đến sự bất thường này thì vẫn còn khá mù mờ. Thực tế, có đến 7/10 nguyên nhân gây động kinh ở trẻ vẫn là ẩn số. Nếu không rõ nguyên nhân thì những cơn co giật được gọi là động kinh co giật nguyên nhân ẩn. Nếu co giật gây nên do chấn thương ở não – do tai nạn hoặc do bệnh tật – thì gọi là động kinh co giật triệu chứng.
Động kinh ở trẻ sơ sinh bao gồm 3 dạng: Co giật sơ sinh có tính chất gia đình lành tính; Bệnh não giật cơ nhũ nhi (EME); Hội chứng Ohtahara.
Biểu hiện trẻ sơ sinh ngày thứ 5 sau khi sinh:
- Rung giật cơ: giật bàn chân, run chân, giật tay, không có co cứng.
- Có thể ngưng thở vài giây.
- Cơn có khuynh hướng chuyển từ một bên sang bên đối diện.
- Sau cơn trẻ ngủ gà, giảm trương lực cơ trong vài ngày.
- Điện não đồ cho kết quả bình thường
- Một số ít là yếu tố nguy cơ khởi phát sốt cao co giật, co giật không do sốt.
- Đa phần không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, một số ít trẻ chậm nói, chậm đi, chậm phát triển tâm lý.
Nguyên nhân gây ra động kinh ở trẻ sơ sinh
Chấn thương ở đầu
Trong quá trình chăm sóc nhiều khi cha mẹ hay người thân không cẩn thận để đầu trẻ đập vào những vật cứng, va chạm mạnh sẽ gây những tổ thương ở đầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.
Bướu não (u não)
Một số trẻ sơ sinh ngay từ khi vừa chào đời đã có một hoặc vài khối u trong não, kích thước của chúng ngày càng lớn và cuối cùng gây ra bệnh động kinh.
Do sự di truyền
Nếu gia đình có bố mẹ, anh chị bị động kinh thì nguy cơ trẻ sơ sinh mắc căn bệnh này cao hơn so với những đứa trẻ mà gia đình không có ai mắc.
Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinhđó chính là trong quá trình mẹ mang thai và sinh nở trẻ bị thiếu oxi, việc mẹ dùng các chất kích thích quá nhiều như rượu, bia, thuốc lá cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
Biểu hiện của động kinh ở trẻ sơ sinh
Co giật toàn thân
Biểu hiện: bằng cơn rung giật cơ, không có co cứng. Cơn co giật như giật bàn chân, run chân, giật tay, có thể kèm theo ngừng thở vài giây. Cơn giật có khuynh hướng chuyển từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài 20-30 giây.
Co giật lành tính ở trẻ em không ảnh hưởng mấy đến sức khỏe của trẻ.
Chứng co thắt sơ sinh
Một dạng động kinh rất đặc biệt và cũng khó để nhận biết. Biểu hiện đặc trưng nhất là các cơ bắp đột ngột co thắt lại khiến đầu cúi gập về phía trước, hai tay vung lên cao, đầu gối co lại. Sau vài giây, các cơ giãn ra và trở lại tư thế bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện theo từng đợt khoảng 10-20 lần liên tục trong thời gian 2-3 phút. Chứng co thắt sơ sinh thường bắt đầu khởi phát từ tháng thứ 12 và dừng lại trước 4 tuổi, sau thời gian này bệnh có thể tiến triển thành các dạng động kinh khác.
Động kinh trong giấc ngủ
Gần như các cơn động kinh chỉ xảy ra khi trẻ đang ngủ. Thường thì cơn động kinh có thể khiến trẻ bị co giật, đột ngột tỉnh giấc lúc nửa đêm, tiểu tiện không tự chủ... đồng thời trẻ cũng sẽ thường cảm thấy rất mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trong hầu hết trường hợp thì không. Tuy nhiên, nếu bạn biết con mình bị động kinh thì cần giám sát bé kỹ hơn, đặc biệt là khi tắm cho trẻ hoặc cho trẻ bú. Trong sinh hoạt của trẻ cần hết sức đề phòng, theo dõi để phát hiện những bất thường của trẻ nhằm kịp thời ứng biến.
Điều trị co giật sơ sinh như thế nào?
Với những trường hợp co giật sơ sinh lành tính hoặc co giật sơ sinh có yếu tố gia đình, nếu cơn chỉ xuất hiện một vài lần và nhẹ có thể không cần điều trị. Những trường hợp co giật khác, bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ theo những phương pháp sau:
Sử dụng thuốc chống động kinh: Đây là phương pháp tối ưu nhất trong kiểm soát co giật sơ sinh và cả co giật, động kinh ở người lớn hiện nay. Tùy theo thể bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc cũng như thời gian sử dụng cho phù hợp. Riêng với co giật động kinh, trẻ cần sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!