Khi lên cơn động kinh phải làm như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Khi người bệnh lên cơn động kinh, nếu được sơ cứu kịp thời thì mọi việc sẽ được giải quyết, ngược lại nếu không được sơ cứu thì bệnh nhân động kinh có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy khi lên cơn động kinh phải làm như thế nào? Để hiểu được vấn đề này Lily & WeCare mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Khi người bệnh lên cơn động kinh, nếu được sơ cứu kịp thời thì mọi việc sẽ được giải quyết, ngược lại nếu không được sơ cứu thì bệnh nhân động kinh có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy khi lên cơn động kinh phải làm như thế nào? Để hiểu được vấn đề nàyLily & WeCaremời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Khi lên cơn động kinh phải làm như thế nào?

Động kinh là bệnh gì?

Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính, đặc trưng bởi các cơn co giật không có nguyên nhân và lặp đi lặp lại. Triệu chứng co giật có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều bệnh nhân có thể có nhiều kiểu co giật và các dấu hiệu liên quan đến vấn đề thần kinh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động kinh là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:

- Nhầm lẫn tạm thời

- Nhìn chằm chằm

- Không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân

- Mất ý thức

- Triệu chứng tâm linh

Có thể có một số triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất cứ quan tâm nào đến dấu hiệu, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi lên cơn động kinh phải làm như thế nào?

Tình trạng co giật tại một số thời điểm có thể dẫn đến các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, ví dụ như:

- Ngã

- Đuối nước

- Tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp

- Tai biến trong quá trình thai kì

- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Khi lên cơn động kinh phải làm như thế nào?

Khi gặp một người đột nhiên ngã xuống đất, co giật co cứng toàn thân thì người đó đang bị lên cơn động kinh, điều đầu tiên bạn cần phải bình tĩnh, sau đó lần lượt thực hiện theo các bước sau:

- Loại bỏ tất cả những đồ vật cứng, sắc nhọn xung quanh bệnh nhân ra xa để tránh những chấn thương do va đập khi co giật không kiểm soát.

- Kê một vật mềm dưới đầu bệnh nhân chẳng hạn như gối, áo, khăn... nếu người đó dùng kẹp tóc thì nên tháo chúng ra khỏi đầu.

- Tiếp theo hãy nới lỏng cổ áo, cà vạt để cho bệnh nhân dễ thở, nghiêng người và đầu bệnh nhân sang một bên, tốt nhất là bên trái để đờm dãi, chất nôn (nếu có) chảy ra ngoài, tránh gây tắc nghẽn đường thở.

Lưu ý:

- Nhiều người nghĩ rằng đặt một vật gì đó vào miệng sẽ tránh cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi... nhưng điều này là không nên bởi vì làm như vậy sẽ cản trở đường thở và dễ gây tổn thương cơ hàm trong khi nguy cơ cắn vào lưỡi trong cơn động kinh là rất thấp. Đồng thời không cho họ uống nước hoặc ăn bất cứ thứ gì khi chưa hoàn toàn tỉnh táo.

- Sau cơn co giật, người bệnh có thể bị nôn (ói mửa) nên cần xoay đầu họ nghiêng về một bên để chất nôn không ứ lại trong miệng gây ngạt.

- Không giữ chặt chân tay, để bệnh nhân co giật tự do cho tới khi tỉnh lại vì giữ chặt rất có thể bạn sẽ làm tổn thương các cơ của họ.

- Theo dõi thời gian diễn ra cơn co giật để làm dữ liệu cho bệnh nhân khi họ đi thăm khám.

- Nên đề nghị mọi người xung quanh di chuyển ra xa và không nên nhìn chằm chằm vào người bệnh, rất có thể sau cơn động kinh người bệnh sẽ bị đi tiểu không tự chủ làm ướt quần, bạn hãy cố gắng che giấu điều này đề tránh cho người bệnh cảm thấy xấu hổ.

- Sau cơn co giật người bệnh thường mệt mỏi và chưa hoàn toàn tỉnh táo ngay, do vậy bạn nên ở lại để giúp đỡ, nói chuyện và trấn an họ thêm khoảng 20 phút.

Khi lên cơn động kinh phải làm như thế nào?

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

- Hiểu biết về tình trạng có thể giúp kiểm soát.

- Uống thuốc một cách chính xác. Không nên dùng nó khi tự mình điều chỉnh liều lượng. Thay vào đó, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu cảm thấy một cái gì đó nên được thay đổi.

- Ngủ đủ giấc. Mất ngủ là kích hoạt mạnh mẽ của cơn động kinh. Hãy chắc chắn có được đầy đủ giấc ngủ mỗi đêm.

- Đeo vòng y tế cảnh báo. Điều này sẽ giúp nhân viên cấp cứu biết làm thế nào để đối xử một cách chính xác.

Đặc biệt cần lựa chọn sống lành mạnh như quản lý căng thẳng, hạn chế đồ uống có cồn và tránh thuốc lá.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!