Ghẻ là một bệnh ngoài da có tốc độ lan lây rất nhanh và để lại nhiều tổn thương trên da. Vì vậy mọi người rất lo lắng cho việc bệnh ghẻ có để lại sẹo không, nhất là chị em phụ nữ rất lo lắng nếu chẳng may bị ghẻ, vì nó làm cho làn da trông mất thẩm mỹ.
Bệnh ghẻ là do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra. Một khi ký sinh trùng bám được vào da thì sẽ sinh sôi rất nhanh và bắt đầu tạo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu cho người bệnh nhất là về ban đêm và khi thời tiết nóng bức. Nếu gãi nhiều quá sẽ gây chảy máu, có nguy cơ tạo thành sẹo. Bệnh ghẻ có để lại sẹo không tùy thuộc vào việc bạn đi khám bác sĩ vào giai đoạn nào của bệnh và việc bạn có tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ hay không?
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da có tốc độ lan lây rất nhanh, thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhất là mọi người sống trong môi trường tập thể.
Ký sinh trùng cái ghẻ sống trong môi trường nước bẩn, kém vệ sinh. Một khi cái ghẻ có cơ hội tiếp xúc với da người thì bám rất chặt và gây ra bệnh ghẻ cho con người.
Bệnh thường lây khi bạn có sức đề kháng kém và khi tiếp xúc hoặc dùng chung với các vật dụng sinh hoạt hằng ngày với người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ
Nếu bạn thấy lần lượt xuất hiện các đấu hiệu này thì chính xác bạn đã bi nhiễm ghẻ:
Triệu chứng ngứa và rát sẽ xuất hiện sau khoảng 2 tuần từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Người bệnh sẽ bị ngứa dữ dội và tăng nhiều vào ban đêm.
Tiếp theo là xuất hiện các thương tổn có màu đỏ, bong vảy da hay các nốt sẩn đóng vảy ở các kẻ tay chân, lòng bàn chân và tay...và lan ra toàn thân.
Từ các nốt sẩn tạo thành các mụn nước, đôi khi kèm mủ.
Người bệnh luôn thấy ngứa ngáy khó chịu và có cảm giác muốn gãi liên tục.
Bệnh ghẻ để lại di chứng gì?
Bệnh ghẻ nếu được điều trị sớm và kịp thời thì sẽ hạn chế được rất nhiều di chứng của bệnh ghẻ. Triệu chứng chính của bệnh là tạo cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy và phải gãi liên tục, gãi cho đến khi chảy máu. Nếu nhẹ thì để lại sẹo thâm, còn nặng thì xảy ra biến chứng viêm hạch, viêm cầu thận cấp...làm nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
Nếu bệnh ghẻ không điều trị thì các mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều, cộm lên, có trường hợp nổi cục cứng dưới da và hóa chàm. Từ các mụn nước sẽ tạo thành các mảng đỏ màu hồng có chứa dịch, làm cho người bệnh rất ngứa. Và từ những chỗ này dịch sẽ chảy ra từ đó tạo thành sẹo thâm.
Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ
Để việc điều trị ghẻ sớm mang lại hiệu quả nhanh, bạn cần tuân thủ nguyên tắc trong điều trị bệnh ghẻ như:
Bôi thuốc đúng cách.
Điều trị cho cả mọi người trong gia đình, hay tập thể như trường mầm non, kí túc xá...vì bệnh ghẻ rất dễ lây trong một công động nơi đông người.
Vệ sinh sạch sẽ quần áo, mền, chăn, chiếu... bằng cách giặt với nước nóng và phơi dưới nắng to để tiêu diệt cái ghẻ.
Vệ sinh cơ thể thường xuyên sạch sẽ.
Bệnh ghẻ có để lại sẹo không?
Bệnh ghẻ có để lại sẹo không hầu như là vấn đề mà ai cũng sợ khi bị bệnh ghẻ. Vì bất cứ ai bị bệnh ghẻ thì đều để lại vết sẹo thâm trên những chỗ bị ban phỏng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể hạn chế sự xuất hiện của sẹo do bệnh ghẻ bằng cách đi khám bác sĩ sớm nhất khi có dấu hiệu của bệnh ghẻ. Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn cách chữa trị phù hợp cũng như cách hạn chế các vết sẹo thâm.
Khi những người thân xung quanh bạn bị bệnh ghẻ thì bạn cũng phải đến khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất, để phát hiện xem cái ghẻ có lây sang bạn hay không. Vì bệnh ghẻ có thời gian ủ bệnh 10-15 ngày, trong thời gian này, cơ thể bệnh đã nhiễm bệnh nhưng chưa có triệu chứng biểu hiện ra ngoài.
Huyền Thái
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!