Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Kiến Thức Y Học - 04/30/2024

Hiện nay, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ho gà đều là trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Đây là các đối tượng chưa được tiêm chủng, hoặc mới chỉ được tiêm 1 mũi vắc-xin phòng bệnh ho gà. Ho gà là bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Vì vậy mà các mẹ có con nhỏ cũng cần lưu ý, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do nhiều trẻ không có những triệu chứng rõ rệt, phụ huynh thường nhầm lẫn giữa bệnh ho gà và một số căn bệnh khác. Bởi vậy, khi phát hiện thì trẻ đã có những biến chứng rất nặng nề.

Hiện nay, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ho gà đều là trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Đây là các đối tượng chưa được tiêm chủng, hoặc mới chỉ được tiêm 1 mũi vắc-xin phòng bệnh ho gà. Ho gà là bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Vì vậy mà các mẹ có con nhỏ cũng cần lưu ý, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do nhiều trẻ không có những triệu chứng rõ rệt, phụ huynh thường nhầm lẫn giữa bệnh ho gà và một số căn bệnh khác. Bởi vậy, khi phát hiện thì trẻ đã có những biến chứng rất nặng nề.

Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Nguyên nhân gây bệnh ho gà

Ho gà (pertussis hoặc whooping cough) là một bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch được lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên.

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin đóng vai trò gây bệnh. Trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Ho gà là một bệnh rất dễ lây lan, chỉ được phát hiện ở người và được lây truyền từ người sang người. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua giọt nước bọt li ti được bắn ra ở miệng người mang vi khuẩn nên lây lan rất nhanh.

Người bị ho gà thường lây bệnh khi ho hoặc hắt hơi trong khi tiếp xúc gần với những người khác. Sau đó những người tiếp xúc với bệnh nhân hít thở phải vi khuẩn ho gà. Nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà do lây vi khuẩn ho gà từ anh chị em, bố mẹ hoặc người chăm sóc trong chính gia đình của mình. Mà chính những người mắc bệnh thậm chí có thể không biết họ có bệnh do người lớn có thể mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện bệnh. Các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong vòng 5 – 7 ngày sau khi phơi nhiễm, nhưng đôi khi nó không biểu hiện trong khoảng thời gian 3 tuần.

Trong khi vắc-xin ho gà là công cụ hiệu quả nhất mà chúng ta có để dự phòng bệnh này thì không có vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Nếu ho gà lưu hành trong cộng đồng như một bệnh dịch, khả năng mà một người ở bất cứ tuổi nào đã được tiêm phòng đầy đủ đều có thể mắc bệnh. Nếu đã được tiêm phòng thì nhiễm trùng thường ít nghiêm trọng hơn. Nếu trẻ bị cảm lạnh bao gồm ho nhiều hoặc ho kéo dài trong một thời gian dài thì đó có thể là ho gà. Cách tốt nhất để biết chắc chắn là đi khám bác sĩ.

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ

Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ sẽ có những cơn ho nhẹ.

Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là 7-10 ngày sau thì trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, khởi phát bằng dấu hiệu chảy nước mũi, ho nhẹ. Trong 1-2 tuần tiếp theo ho nhiều, ho dài hơn, dẫn đến những cơn ho rũ rượi, khạc nhiều đờm.

Vì ho nhiều, không đủ thời gian hít hơi vào, trẻ thường cố gắng hít mạnh sau mỗi cơn ho; luồng không khí hít vào nhanh qua đường hô hấp có nhiều chất đờm nhầy tạo ra âm thanh rít như tiếng rù cổ của gà, vì vậy được gọi là bệnh ho gà.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì bệnh trở nên nặng hơn gây ho nặng hơn, kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp và có thể gây tử vong ở trẻ.

Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Biến chứng

Bệnh làm cơ thể yếu đi, dễ bị các biến chứng suy dinh dưỡng, viêm phổi, viêm não, tăng áp lực phổi, nhiễm trùng cơ hội... Vi khuẩn ho gà cũng có khả năng gây bệnh lý cho não do tình trạng thiếu khí oxy và dẫn đến tử vong.

Tỷ lệ tử vong chung ở trẻ nhỏ thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở người lớn. Đối với những trẻ dưới 1 tháng tuổi, nếu mắc ho gà thì thường tiến triển bệnh nặng rất nhanh và tỷ lệ tử vong lên đến gần 90%.

Cách phòng bệnh ho gà

Tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, tiêm đủ 3 mũi theo quy định và lịch tiêm chủng quốc gia để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90%.

Tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà, nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.

Để phòng bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hằng ngày; bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Bệnh ho gà lây qua đường nào?

Khi có dấu hiệu mắc, hoặc nghi ngờ mắc ho gà, đối với trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời; đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ 1-3 tháng tuổi, vì ho gà ở các bé mới sinh không dễ dàng phát hiện và dễ gây biến chứng nặng.

Do ho gà thường có thời gian ủ bệnh dài nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời là rất quan trọng. Phụ huynh không nên quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan, ngay khi phát hiện bé có những triệu chứng của bệnh cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!