Nước tiểu
Nếu trong nước tiểu xuất hiện một hoặc vài giọt máu, có thể bạn bị nhiễm trùng tiết niệu. Đặc biệt, kèm theo đó là triệu chứng đau lưng hay sốt, nguy cơ cao là bạn bị nhiễm trùng thận, khối u ác tính và bệnh tuyến tiền liệt. Trong vòng 48 giờ kể từ khi phát hiện ra triệu chứng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay để có điều trị kịp thời.
Nước tiểu có máu cảnh báo bạn đã bị nhiễm trùng tiết niệu
Phân
Khi thấy một tí máu dính ở phân, có thể bạn đang bị nứt hậu môn, tức là một vết rách nhỏ trên da và niêm mạc hậu môn, thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đại tiện.
Đây là bệnh thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ, ít uống nước và thói quen ít vận động, dẫn đến táo bón nặng. Chỉ cần thay đổi thực đơn và lối sống sẽ khiến tình trạng này chấm dứt.
Nhưng bạn cũng nên cảnh giác với một trong những dấu hiệu của ung thư đại tràng này. Vì vậy, khi thực hiện một lối sống lành mạnh mà vẫn xảy ra hiện tượng máu trong phân, bạn nên đi gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Sữa mẹ
Cần cẩn trọng khi sữa mẹ bất thường
Nếu tình cờ phát hiện miệng con, bãi nôn trớ hay phân của con xuất hiện máu trong những tuần đầu tiên sau sinh, mẹ hãy bình tình để tìm nguyên nhân.
Có thể là do núm vú bị nứt, trầy xước thường do sai sót kỹ thuật như tư thế bế sai hoặc bé nắm bắt vú không đúng cách. Tình trạng này không nguy hiểm.
Nhưng hiện tượng sữa có máu cũng có thể do nguyên nhân ứ máu mao mạch, vỡ mao mạch hay u nhú trong ống dẫn sữa. Sau 1 tuần, tình trạng không thuyên giảm, các mẹ phải đi khám bác sĩ ngay.
Nôn mửa
Áp lực từ việc nôn mửa nhiều có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ ở cổ họng, dẫn đến việc đẩy ra các cục máu lành tính trong bãi nôn mửa.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn nôn ra máu màu đỏ tươi hoặc tương tự như bã cà phê, sức khỏe của bạn đang bị đe dọa. Có thể bạn đang bị chảy máu dạ dày hoặc thực quản.
Dịch nhầy (niêm dịch)
Chảy máu mũi là dấu hiệu niêm mạc mũi đã bị tổn thương
Cảm lạnh, không khí khô hanh và chấn thương (do ngoáy mũi) có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu.
Nếu đó là chảy máu mũi thông thường, bạn có thể cúi đầu về phía trước. Tư thế ngồi thì đầu sẽ cao hơn tim và do đó áp suất máu vùng mũi sẽ giảm bớt, giúp giảm chảy máu.
Bịt lỗ mũi lại khoảng 15 phút hoặc cho đến khi máu ngưng chảy. Không được nghiêng, ngả đầu về phía sau, nếu không, máu sẽ đi vào khí quản hoặc cổ họng, gây nghẹt thở.
Nhưng nếu sau khi thực hiện các bước này, máu vẫn tiếp tục chảy và hiện tượng này xảy ra khoảng 2 lần/tháng, bạn phải đi khám ngay. Bởi vì có thể bạn đang có một trong những triệu chứng cảnh báo căn bệnh bạch cầu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!